- Thời lượng42 video
- Cấp độNền tảng
- Danh mụcHospitality





Muốn kinh doanh đồ uống thành công, thực đơn là yếu tố không thể xem nhẹ. Không chỉ giới thiệu các loại đồ uống, nó còn ảnh hưởng đến việc vận hành, doanh thu, lợi nhuận của quán. Đồng thời, bạn cần một chiến lược bán hàng thông minh, để thu hút nhiều khách hàng hơn, khiến họ chi tiêu nhiều hơn để tối ưu nguồn thu. Phần 2 của chuỗi khóa học Khởi Nghiệp Đồ Uống sẽ hướng dẫn cách xây dựng, quản trị thực đơn; và tăng doanh thu cho quán bằng nhiều hoạt động đa dạng.
Không quá lời khi gọi thực đơn là “ngôi sao” khi kinh doanh ẩm thực nói chung, và đồ uống nói riêng. Thực đơn không chỉ là 1 danh sách liệt kê: ở đây có bán món gì, giá bao nhiêu. Đằng sau danh sách đó là cả quá trình cân nhắc các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Quan trọng hơn, thực đơn cũng quyết định bạn cần mua nguyên vật liệu, máy móc gì, năng lực nhân viên ra sao, cách bố trí không gian thế nào,... Và cũng đừng quên, một thực đơn được thiết kế khéo léo, thông minh sẽ giúp bạn “điều hướng” khách hàng đến những món cần bán nữa!
Nhưng thực đơn tốt, đồ uống ngon cũng không đảm bảo quán sẽ có nguồn doanh thu tốt. Nguồn thu chủ lực chỉ đến khi bạn có chiến lược thu hút nhiều khách hàng hơn, và khiến họ chi tiêu nhiều hơn: không chỉ đến 1 lần, mà đến nhiều lần; không chỉ gọi 1 món, mà gọi nhiều món.
Khóa học này sẽ giúp bạn tiếp tục định hình và vận hành mô hình kinh doanh đồ uống của mình trên 2 khía cạnh quan trọng:
1. Quản trị ẩm thực:
- Hiểu tổng quan các loại đồ uống, các loại thực đơn & quy trình xây dựng thực đơn.
- Từ đó thiết kế, hoàn thiện thực đơn để chuẩn bị nguyên vật liệu, trang thiết bị tương ứng.
- Khi quán đã đi vào vận hành, tiếp tục phân tích, đánh giá thực đơn & đề ra những hoạt động điều chỉnh kịp thời.
2. Quản trị doanh thu:
- Nắm vững những nguồn doanh thu phổ biến khi kinh doanh đồ uống.
- Ứng dụng 3 phương pháp bán hàng nhằm khuyến khích khách chi tiêu nhiều hơn: Upselling (bán hàng tăng giá trị), Cross-selling (bán chéo, bán kèm) & Suggestive selling (bán hàng theo gợi ý).
- Các hoạt động, chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng, giữ chân & khiến họ quay lại nhiều lần.
Xem phần 1 về Tổng quan môi trường kinh doanh đồ uống, Nghiên cứu thị trường, Định vị thương hiệu, Địa điểm kinh doanh & Pháp lý tại đây.
Chuyên đề về Quản trị nhân sự, Quản trị dịch vụ - trải nghiệm khách hàng & Quản trị tài chính sẽ được chia sẻ tại phần 3 của chuỗi khóa học Khởi Nghiệp Đồ Uống.
Nội dung Học phần
Buổi 1 - Giới thiệu khóa học | ||
1.1 - Giới thiệu khóa học | Học thử | |
1.2 - Slide bài giảng | Xem | |
Buổi 2 - Tổng quan về thực đơn | ||
2.1 - Phân loại đồ uống | Xem | |
2.2 - Tầm quan trọng của thực đơn & những lỗi sai thường gặp | Xem | |
2.3 - Phân loại thực đơn: A la carte & Set Menu | Xem | |
2.4 - Phân loại thực đơn: Buffet, Semi Buffet & Free Flow | Xem | |
2.5 - Ứng dụng các loại thực đơn trong thực tế & lưu ý | Xem | |
Buổi 3 - Quy trình xây dựng thực đơn | ||
3.1 - Tổng thể quy trình xây dựng thực đơn | Xem | |
3.2 - Lưu ý khi lên danh mục & tính chi phí nguyên vật liệu | Xem |
Buổi 4 - Thiết kế thực đơn: nguyên tắc, checklist kiểm tra & in ấn | ||
4.1 - Nguyên tắc khi thiết kế thực đơn | Xem | |
4.2 - Checklist kiểm tra thực đơn: Mô tả | Xem | |
4.3 - Checklist kiểm tra thực đơn: Tạo điểm nhấn | Xem | |
4.4 - Checklist kiểm tra thực đơn: Giá | Xem | |
4.5 - Checklist kiểm tra thực đơn: Thiết kế | Xem | |
4.6 - Những phương án in ấn thực đơn | Xem | |
Buổi 5 - Quy trình quản trị hàng hóa & nguyên liệu | ||
5.1 - Quy trình quản trị hàng hóa & nguyên liệu: Mua hàng | Xem | |
5.2 - Quy trình quản trị hàng hóa & nguyên liệu: Nhập hàng & lưu trữ | Xem | |
Buổi 6 - Đánh giá hiệu quả & điều chỉnh thực đơn | ||
6.1 - Phân tích & đánh giá các món trên thực đơn | Xem | |
6.2 - Phương án điều chỉnh các món trên thực đơn | Xem | |
Buổi 7 - Những nguồn doanh thu bên cạnh kinh doanh đồ uống | ||
7.1 - Những nguồn doanh thu phổ biến khi kinh doanh đồ uống | Xem | |
7.2 - Doanh thu từ các sản phẩm liên quan, tài trợ & quảng cáo | Xem | |
7.3 - Doanh thu từ nhượng quyền & chia sẻ không gian | Xem | |
7.4 - Doanh thu từ vật phẩm, dịch vụ đào tạo & hoạt động tài chính | Xem | |
Buổi 8 - Tăng doanh thu từ đồ uống: Tăng chi tiêu trung bình | ||
8.1 - Tăng chi tiêu trung bình: Upselling | Xem | |
8.2 - Tăng chi tiêu trung bình: Cross-selling | Xem | |
8.3 - Tăng chi tiêu trung bình: Suggestive selling | Xem | |
8.4 - Xây dựng kịch bản bán hàng: Khách hàng tự chọn món | Xem | |
8.5 - Xây dựng kịch bản bán hàng: Khách hàng phân vân | Xem | |
Buổi 9 - Tăng doanh thu từ đồ uống: Tăng lượng khách đến quán | ||
9.1 - Tăng số lượng khách hàng nội bộ | Xem | |
9.2 - Tăng số lượng khách hàng từ kênh phân phối | Xem | |
9.3 - Tăng số lượng khách hàng vãng lai | Xem | |
9.4 - Tăng số lượng khách hàng qua truyền thông | Xem | |
9.5 - Nguyên tắc truyền thông | Xem | |
Buổi 10 - Chương trình kích thích bán hàng | ||
10.1 - Chương trình kích thích bán hàng: Miễn phí, mua tặng, giảm giá sốc | Xem | |
10.2 - Chương trình kích thích bán hàng: Sự kiện đặc biệt, chủ đề khác | Xem | |
10.3 - Lưu ý khi triển khai chương trình kích thích khách hàng | Xem | |
Buổi 11 - Chương trình khách hàng thân thiết | ||
11.1 - Phân nhóm khách hàng thân thiết | Xem | |
11.2 - Các hình thức chương trình khách hàng trung thành | Xem | |
11.3 - Ví dụ chương trình khách hàng trung thành | Xem | |
11.4 - Những lưu ý về quản lý doanh thu | Xem | |
Buổi 12 - Tài liệu tham khảo | ||
12.1 - Biểu mẫu Ước tính chi phí nguyên vật liệu | Xem | |
12.2 - Ma trận sáng tạo & phát triển đồ uống | Xem |
Ai nên học?
- Những bạn có dự định hoặc đang khởi nghiệp kinh doanh đồ uống muốn tìm tòi, hoàn thiện & nâng cao dự án của mình.
- Những bạn quan tâm & muốn tìm hiểu về khởi nghiệp đồ uống.
Hồ sơ Giảng viên

Đỗ Duy Thanh
Founder & CEO, FNB DIRECTOR - HoReCa Business School
Giảng viên BRAND Camp (8 khoá học)
“Nếu concept nhà hàng, cafe của bạn không đủ sức hút và bạn cũng không đủ nỗ lực truyền thông để kéo khách thì tốt nhất bạn nên chọn địa điểm thật đắc địa”
“Làm gì thì làm, ngành này được xây dựng trên nền của chất lượng đồ ăn thức uống và thái độ phục vụ của nhân viên, phải thật tập trung vào 2 yếu tố trọng yếu này”
“Hơn 30% học viên của tôi từ bỏ đầu tư, khởi nghiệp vào ngành F&B, tôi chúc mừng họ vì đó là quyết định thông minh”
Trên đây là một trong số những câu nói đi vào ký ức của nhiều thế hệ học viên là chủ đầu tư, quản lý ngành F&B mỗi khi tham dự các buổi đào tạo, chia sẻ của anh Đỗ Duy Thanh.
Là người giàu trải nghiệm trong lĩnh vực F&B qua các vị trí Quản lý điều hành, Chủ đầu tư, Cố vấn Chủ đầu tư cũng như Tư vấn setup nhiều dự án đầu tư và khởi nghiệp; Anh Đỗ Duy Thanh có niềm đam mê lớn với công việc nghiên cứu, chia sẻ những kiến thức chuyên môn liên quan đến ngành sản xuất - thương mại - dịch vụ ẩm thực.
Anh chia sẻ: “với anh mỗi ngày, mỗi nhân viên, mỗi học viên, mỗi khách hàng và mỗi dự án đều mang tới những bài học thú vị; cách học và có được trải nghiệm nhanh nhất đó chính là dành thời gian chia sẻ và tập trung cao độ cho từng nhiệm vụ hay từng dự án”.
Năm 2019, Anh vinh dự trở thành thành viên Hội đồng cố vấn của Tạp chí Kinh doanh Harvard (Harvard Business Review), đây không phải là một chức danh hay một công việc thuần túy mà là một cơ hội để anh tham gia nghiên cứu và tiếp cận tinh hoa quản trị toàn cầu. Harvard Business Review là một tạp chí chuyên ngành quản trị kinh doanh có uy tín lâu năm hàng đầu trên thế giới. Số xuất bản đầu tiên của tạp chí nầy được ra đời vào năm 1922 bởi Harvard Business School Publishing, một nhà xuất bản thuộc quyền sở hữu của trường Đại học Harvard danh tiếng của Mỹ.
Hiện tại, Anh là Founder & CEO FNB DIRECTOR - HoReCa Business School đồng thời là Giảng viên Chương trình Quản trị & Khởi nghiệp ngành F&B tại Hướng Nghiệp Á Âu
Theo dõi thông tin và tương tác với anh tại: fb.com/thaydoduythanh