Làm thế nào để nhận diện một Creative Idea sáng giá và Mức độ hiệu quả của các kênh truyền thông?
Bạn đang gặp khó khăn trong việc chọn lựa ý tưởng sáng tạo để triển khai chiến dịch truyền thông? Bạn không biết cách để đánh giá hiệu quả giữa các kênh truyền thông? Bài viết sau đây sẽ cung cấp mô hình A-R-T và RIC giúp bạn giải quyết vấn đề trên.
Nội dung chính |
1. Đánh giá Creative Idea bằng mô hình A-R-T giúp nhắm trúng Insight Người tiêu dùng (NTD) |
2. Mô hình RIC giúp đánh giá mức độ hiệu quả của các kênh truyền thông |
1. Đánh giá Creative Idea bằng mô hình A-R-T giúp nhắm trúng Insight Người tiêu dùng (NTD)
Giữa vô vàn ý tưởng sáng tạo, bạn không biết nên chọn ý tưởng nào để triển khai? Có quá nhiều ý tưởng hay khiến bạn gặp khó khăn trong việc chọn lựa? Vậy làm thế nào để đánh giá và lựa chọn ý tưởng tốt nhất?
Để trả lời những câu hỏi này, trước hết bạn cần hiểu rõ về vai trò của Ý tưởng sáng tạo (Creative Idea), sau đó áp dụng mô hình A-R-T dưới đây thì bạn sẽ có thể tự đánh giá và chọn lựa các Creative Idea phù hợp với chiến dịch của mình.
Vai trò của Creative Idea là truyền tải Key Consumer Benefit, cách truyền tải này cần phải phù hợp với lối sống và suy nghĩ của người tiêu dùng, giúp họ cảm thấy gần gũi và gắn kết với nội dung mà thương hiệu đang truyền thông. Ngoài ra, Creative Idea cũng giải quyết được những vấn đề mà khách hàng đang quan tâm, đáp ứng được những insight thầm kín của họ. Một Creative Idea hay có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng, giúp chuyển đổi suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của họ một cách tự nhiên hơn.
Để đánh giá Creative Idea hiệu quả, bạn có thể sử dụng mô hình A-R-T bao gồm 3 yếu tố sau:
- Authenticity: ý tưởng sáng tạo của bạn cần mang tính chân thực, đồng thời tạo cảm giác ý nghĩa, gần gũi với người tiêu dùng.
- Relevant: trong bối cảnh internet phát triển như hiện nay, người dùng phải tiếp xúc với rất nhiều thông tin hàng ngày. Thì điều bạn cần làm chính là thể hiện một Creative Idea khiến cho người dùng cảm thấy liên quan mật thiết với họ, không chỉ ở yếu tố cá nhân mà còn bao gồm các yếu tố khác như thời gian, thời điểm, thời vụ...
- Talkability: trong thời buổi mạng xã hội phát triển như hiện nay, muốn chiến dịch đạt được thành công, thì đây là một yếu tố không thể thiếu. Nếu ý tưởng sáng tạo của bạn có tính viral, tạo được sự thảo luận, mọi người có thể trao đổi, chia sẻ và lan toả thì đó chính là “một viên ngọc sáng” mà bạn cần tận tâm mài giũa thật cẩn thận.
Bên cạnh đó, mỗi Creative Idea sẽ có hai phần chính để bạn có thể hình dung ý tưởng, bao gồm:
- Visual (Hình ảnh): màu sắc, ánh sáng, vị trí đặt sản phẩm, ngôn ngữ hình ảnh được sử dụng để truyền tải ý tưởng sáng tạo.
- Verbal (Ngôn ngữ): logo, headline, slogan, tagline, key message để gọi tên ý tưởng sáng tạo.
Để hiểu hơn về việc ứng dụng mô hình A-R-T trong việc đánh giá Creative Idea, mời bạn tham khảo ví dụ sau:
Ví dụ: Ứng dụng mô hình A-R-T trong campaign “Giòn Ngon Đến Cuối, Siêu Vui Tới Cùng!”
Trong ca dao Việt Nam, “miếng ăn” thường được ví von như “miếng tồi tàn” nhằm khuyến khích con người giữ kẽ, nhường nhịn nhau miếng cuối vì phép lịch sự. Thế nhưng nhiều bạn trẻ Gen Z – thế hệ được biết đến với sự tự do, cá tính và thẳng thắn – lại có một quan điểm khác: miếng cuối là để ăn, không để nhường. Nhất là khi ở cạnh hội bạn thân, các bạn trẻ càng thoải mái thể hiện tính cách và suy nghĩ thật, thẳng thắn trêu đùa, tranh giành nhau để thêm niềm vui mỗi khi tụ tập.
Key Visual (hình ảnh chủ đạo) mà thương hiệu chọn để đại diện cho ý tưởng sáng tạo là hai bạn trẻ đang xé bao bì của bánh snack và cùng nhau rượt đuổi miếng bánh khoai tây cuối cùng. Về mặt ngôn ngữ trên Key Visual là dòng chữ “Giòn ngon tới cuối - Siêu vui tới cùng".
Vậy thương hiệu đã kết hợp hình ảnh và ngôn ngữ như thế nào để truyền tải ý tưởng sáng tạo trên? Hãy cùng phân tích qua mô hình A-R-T như sau:
- Authenticity: Lay's có “lối kể chuyện" ấn tượng hơn để giúp người tiêu dùng cảm nhận sự “giòn - ngon" của sản phẩm theo một cách mới lạ.
- Relevant: Thời nay, Gen Z tự do, cá tính và thẳng thắn - lại có một quan điểm khác: miếng cuối là để ăn, không để nhường.
- Talkability: Tạo ra một kịch bản kịch tính và gây tranh cãi - “miếng cuối là ăn hay nhường?”.
Như vậy, thương hiệu không chỉ làm nổi bật được tính cách của sản phẩm mà còn tạo ra một thông điệp sáng tạo, gần gũi với đối tượng Gen Z, thúc đẩy sự tương tác và tranh luận, từ đó giúp thương hiệu ghi dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí người tiêu dùng.
Creative Idea đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch truyền thông, vì đây là thông điệp giúp người tiêu dùng có thể nhận biết và gắn kết với thương hiệu.
2. Mô hình RIC giúp đánh giá mức độ hiệu quả của các kênh truyền thông
Trong bối cảnh các phương tiện truyền thông quá đa dạng như hiện nay, việc chọn sai kênh có thể khiến bạn lãng phí ngân sách mà không đạt được kết quả mong muốn.
Bạn có cảm thấy mệt mỏi vì chiến dịch không đạt hiệu quả? Bạn đang tìm cách tối ưu hóa chi phí mà vẫn muốn đạt được tỷ lệ chuyển đổi cao?
Để giải quyết những vấn đề trên, mô hình RIC sẽ giúp thương hiệu chọn được kênh truyền thông phù hợp và trọng tâm để tập trung đầu tư, tránh việc dàn trải trên nhiều kênh mà không mang lại hiệu quả.
Để đánh giá hiệu quả của các kênh truyền thông, chúng ta có thể sử dụng ba tiêu chí chính trong mô hình RIC như sau:
- Reach: Kênh truyền thông có khả năng tiếp cận được nhiều người tiêu dùng mục tiêu không?
- Influence: Nội dung đăng tải trên kênh này có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và hành động (Think - Feel - Do) của người tiêu dùng không?
- Cost-effective: Việc đăng tải trên kênh này có hiệu quả, tiết kiệm chi phí và có tỷ lệ chuyển đổi tốt không?
Dựa vào 3 yếu tố trên, bạn có thể chọn lọc được kênh truyền thông phù hợp với thương hiệu. Đặc biệt, với sự hạn chế về mặt ngân sách và nhân sự, bạn cần phải tập trung lựa chọn kênh trọng tâm để đầu tư, thay vì dàn trải trên các kênh. Để hiểu hơn về các kênh truyền thông và cách đánh giá hiệu quả của các kênh ấy trong chiến dịch IMC, mời bạn tham khảo khoá học “IMC Plan - Hoạch định Kế hoạch Truyền thông Tổng lực".
Đồng hành cùng học viên trong khoá học này là chị Mai Hồng Ngọc, hiện tại là CEO của B-Rise Agency, chuyên tư vấn và thực thi các giải pháp truyền thông tích hợp cho doanh nghiệp SME / Start-up tại Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản và Anh. Chị từng nhiều năm giữ vị trí quản lý tại Dentsu Redder, thực hiện các dự án truyền thông tích hợp cho nhiều thương hiệu trong nước và quốc tế như Biti's Kids, Mirinda, Panasonic, Minh Long, Nivea, Kotex...
Khóa học này sẽ cung cấp quy trình hoạch định IMC, giúp chiến dịch truyền thông của bạn truyền tải thông điệp nhất quán, phân bổ ngân sách hợp lý và nâng cao hiệu quả truyền thông, để từ đó giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu kinh doanh.
#IMC #truyền thông tích hợp