Ngoài chuyên môn và quản trị, Manager cần trang bị thêm những kỹ năng nào?

Ngoài chuyên môn và quản trị, Manager cần trang bị thêm những kỹ năng nào?

Ngoài kiến thức chuyên môn vững vàng và khả năng quản trị xuất sắc, một Manager còn cần sở hữu những kỹ năng mềm đặc biệt để tạo nên dấu ấn riêng trong vai trò lãnh đạo và quản lý. Những kỹ năng này không chỉ giúp bạn thăng hoa trong công việc, mà còn là công cụ để xây dựng một môi trường làm việc năng động và khích lệ tinh thần đồng đội. Vậy một “Manager cực phẩm” cần phải thành thạo các kỹ năng mềm nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

1. Manager nên giỏi chuyên môn hay quản trị?

Khi trở thành Manager, bạn sẽ không có quyền chọn giỏi giữa “chuyên môn" và “quản trị", mà bạn bắt buộc phải giỏi cả hai. Bởi vì:

  • Nếu không giỏi chuyên môn thì bạn sẽ không thể hướng dẫn, huấn luyện, đào tạo được nhân viên của mình. Nhân viên sẽ kém phần tôn trọng hơn và có thể bàn luận về trình độ của sếp, hoặc tình trạng xấu hơn là họ sẽ vượt cấp & báo cáo công việc với “sếp của sếp”. Khi vững về chuyên môn bạn có thể làm việc với cấp dưới và cả cấp trên một cách tự tin hơn.
  • Nếu bạn giỏi chuyên môn nhưng không giỏi quản trị, thì không giữ được nhân viên, đặc biệt là Gen Z cần được tạo động lực, truyền cảm hứng và chữa lành mỗi ngày. Ví dụ cơ bản nhất của người có khả năng quản trị là kĩ năng giao tiếp. Sếp phải là người giao tiếp tốt để nhân viên cảm thấy được truyền động lực và gắn bó lâu dài, ngoài việc chỉ giỏi chuyên môn, đào tạo.

2. 7 kỹ năng mềm Manager cần có

Ngoài kiến thức chuyên môn vững vàng, một Manager còn cần sở hữu những kỹ năng mềm đặc biệt để tạo nên dấu ấn riêng trong vai trò lãnh đạo và quản lý. Những kỹ năng này không chỉ giúp bạn thăng hoa trong công việc, mà còn là công cụ để xây dựng một môi trường làm việc năng động và khích lệ tinh thần đồng đội. Vậy một “Manager cực phẩm” cần phải thành thạo các kỹ năng mềm nào?

2.1. Bán hàng

Theo nghĩa rộng thì chúng ta luôn phải bán một thứ gì đó, nhất là ở vị trí Manager: bán kế hoạch, bán ý tưởng, bán uy tín, bán giá trị, bán niềm tin...

Ví dụ: “Năm 2008, chức của mình là Project Manager ở một Agency Digital. Công việc là lo chuyên môn với quản lý công việc nội bộ. Nhưng thấy nhiều brief và nhiều khách hỏi nên mình đã cố gắng tham gia họp, brainstorming, làm proposal, đi pitch... Từ một Project Manager thuần chuyên môn thì mình cũng thành Sale, tạo ra P&L tốt cho một mảng kinh doanh mới của công ty. Tới 2013, lúc mở công ty riêng thì Sale chính là kĩ năng giúp mình sống sót qua 2 năm đầu tiên; chứ công ty nhỏ cộng với nhân sự non trẻ thì làm sao có khách nếu không tự mình đi bán.” - Chia sẻ bởi anh Trần Hùng Thiện - Founder tại công ty Nghiên cứu Thị trường GCOMM.

2.2. Tuyển dụng

Hầu hết các Manager phải tham gia vào quá trình tuyển dụng, tuy nhiên không phải ai cũng có quyền quyết định. Nếu bạn được trao quyền, thì hãy coi trọng và tận dụng vì đến một lúc nào đó sẽ cần thiết.

Các kỹ năng khác như tìm ứng viên, phỏng vấn, review, xây dựng cơ chế lương thưởng, đào tạo, truyền động lực, thu phục nhân tâm... đều vô cùng quan trọng. Bởi vì quản lý không phải là người tự làm mà là người biết chọn người giỏi để trao quyền. Đỉnh cao của chọn người là chọn đối tác, chọn nhà đồng sáng lập, chọn đội ngũ cốt lõi - những thứ mang tính nền móng cho một doanh nghiệp.

2.3. Truyền cảm hứng

Để đảm bảo rằng một đội làm việc luôn đạt hiệu suất cao thì tinh thần và năng lượng cần được duy trì ở mức cao. Vì thế, người quản lý cần chú ý đến trạng thái tinh thần của cả đội và từng cá nhân để điều chỉnh phù hợp khi cần thiết. Ví dụ, khi cả nhóm đang bức xúc, thì một câu chuyện cười hay một ly trà sữa sẽ làm mọi thứ dịu mát, hoặc khi nhân viên đang tăng ca thì một phần ăn ngon sẽ làm mọi người cảm thấy ấm lòng.

Những CEO lớn thường là những người có khả năng truyền cảm hứng xuất sắc. Hãy quan sát và lắng nghe phát biểu/ thuyết trình của họ, bạn sẽ cảm nhận được điều này từ Steve Jobs, Elon Musk, Jeff Bezos, Jack Ma, Mark Zuckerberg...

Ngoài ra, để truyền cảm hứng tốt, bạn cần kết hợp nhiều kỹ năng như viết, diễn thuyết, giao tiếp, biểu cảm, lắng nghe và sự sáng tạo.

2.4. Đúc kết và học hỏi

Dù người quản lý có tài năng đến đâu, họ cũng không thể biết hết mọi việc, và khi lên cấp bậc cao hơn nữa, họ cũng thường không thể nắm bắt hết mọi chi tiết. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người quản lý sẽ không quan tâm đến công việc của những nhân viên cấp dưới.

Manager giỏi là người biết quan sát, chọn lọc thông tin để đúc kết và biến những dữ liệu phức tạp thành kiến thức đơn giản, soi sáng con đường phát triển của cả đội nhóm.

2.5. Đào tạo

Mặc dù đào tạo thuộc về trách nhiệm của Ban Nhân sự nhưng nhân viên có làm việc tốt hay không lại nằm ở trách nhiệm của Manager.

“Hồi mới làm Manager 2008, mình nghĩ nhân viên phải tự mà học, nhìn sếp mà làm, bày một lần rồi lo mà cày đi chứ... cứ thế thành cái vòng luẩn quẩn: không làm được, làm sai, làm ẩu mình phải sửa, rồi stress, rồi thôi tự làm. Mất 3 năm đội của mình luôn bị đánh giá là năng lực trung bình dù luôn xong việc. Mãi sau mới nhận ra là nhân viên kém thì họ mới là nhân viên. Việc của Manager là phải làm sao để họ vươn lên, để họ làm vượt yêu cầu.” - Anh Thiện chia sẻ.

Để nhân viên có thể phát triển, người quản lý cần thực hiện các bước đào tạo và chỉ dẫn cụ thể như sau:

  • Đào tạo: Truyền đạt kiến thức, tư duy, ý tưởng, mô hình, công thức... Mặc dù có nhiều trung tâm đào tạo, nhưng thực tế chỉ có việc đào tạo nội bộ giữa các thành viên trong tổ chức mới thực sự phản ánh chính xác công việc nhất.
  • Chỉ dẫn: Cung cấp tài liệu, quy trình, công cụ để nhân viên có thể tuân theo và đạt được kết quả mong muốn. Mức độ chỉ dẫn càng nhiều, khả năng mắc lỗi sẽ giảm đi.

Đào tạo không chỉ là một lần hoặc định kỳ mà cần liên tục thực hiện. Bởi vì nếu để quá lâu, kiến thức có thể bị lãng quên và những người mới tham gia sẽ không thể nắm bắt được các thông tin quan trọng từ trước.

2.6. Sáng tạo

Sự sáng tạo không chỉ là việc hình thành những ý tưởng, phương pháp, hay cách thức hoàn toàn mới mẻ. “Mới” ở đây không nhất thiết phải là chưa từng có mặt trên đời, mà là việc mỗi sự đổi mới đều mang lại sức sống mới và nâng cao hiệu quả làm việc, những thay đổi nhỏ bé cũng có thể dẫn đến những bước tiến vượt bậc.

Một vài ví dụ thực tế được chia sẻ từ anh Trần Hùng Thiện:

  • 2013 đa số mọi người vẫn gửi file cho nhau. Mình thấy Dropbox hay nên mua gói 1Tb về cho cả công ty xài. Từ đó mọi nhân viên đều có thể ngồi bất kì đâu vẫn làm việc chung trên file mà không bao giờ bị lo mất hay bị xóa.
  • 2014 Uber mới vào Việt Nam, mình đăng ký tài khoản Business rồi cho nhân viên cài ứng dụng đi họp. Tiết kiệm được phân nửa chi phí.
  • 2015 mình mua Bitrix24 để làm CRM cho công ty, các bạn có thể xin nghỉ phép, đặt lịch và nhập doanh số. Mỗi tuần chỉ việc họp một lần 30 phút mà mọi số liệu đều tường minh, ai cũng thoải mái.

2.7. Tạo quy trình, chính sách

Thực tế quy trình không phải là các biểu mẫu hay mũi tên qua lại mà hàm chứa tư duy kiến trúc hệ thống để làm sao mọi người phối hợp nhịp nhàng, tránh các tình huống xấu. Việc này cần phải được thực hiện bởi Manager hoặc C-level trở lên.

Nếu công ty có sẵn hoặc có một đội ngũ giỏi để làm thì không cần đề cập, nhưng nếu không có, thì Manager phải xem đó là một trong các việc cần làm liên tục. Quy trình khi áp dụng và chính sách sẽ phát sinh vô số bất cập và chỉ có Manager mới đủ quyền lực để cải tiến.

Ngoài kiến thức chuyên môn, để trở thành Manager giỏi thì bạn cần phải trau dồi một số kỹ năng mềm như tuyển dụng, bán hàng, đào tạo, sáng tạo... Để hiểu sâu hơn về các kỹ năng này, mời bạn tham khảo khoá học "Manager Cực Phẩm" được “điện ảnh hóa” từ cuốn sách cùng tên của anh Trần Hùng Thiện.

Đồng hành cùng học viên trong khóa học "Manager Cực phẩm" là anh Trần Hùng Thiện - Founder tại công ty Nghiên cứu Thị trường GCOMM, đồng thời là giảng viên tại Viện Đại học VNUK Đà Nẵng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường và làm việc với nhiều nhân sự khác nhau, anh Thiện sẽ mang đến một góc nhìn toàn cảnh, thông qua các câu chuyện thực tế, nhằm chuẩn bị hành trang giúp bạn trở thành một Manager xuất sắc.

Trong khoá học, anh Thiện sẽ chia sẻ về những điều nên học, nên làm để trở thành một Manager cực phẩm. Bạn sẽ biết cách xây dựng năng lực về tư duy, cảm xúc và chuyên môn để dẫn dắt tinh thần đội ngũ. Ngoài ra, bạn sẽ được học cách ứng xử, làm việc với cấp trên sao cho vừa hiểu ý mà cũng vừa hiệu quả...