7 lăng kính sáng tạo khi viết Content
Trong bối cảnh, ai nấy đều sáng tạo, tiến về phía trước thì không thay đổi đồng nghĩa với thụt lùi. Tuy nhiên, chủ đề mới, góc nhìn mới không tự nhiên mà có, bạn có thể kêu gọi mọi người cùng brainstorm nhưng bạn cũng cần một khung sườn để công cuộc bão não diễn ra hiệu quả, tránh bế tắc.
Nội dung chính |
1. Lăng kính sản phẩm |
2. Lăng kính thương hiệu |
3. Lăng kính người lãnh đạo (CEO, CMO, CFO, Founder) |
4. Lăng kính khách hàng |
5. Lăng kính bên thứ ba |
6. Lăng kính ngành hàng |
7. Lăng kính nội bộ |
Dưới đây là 7 dạng chủ đề, 7 lăng kính nhìn về thương hiệu mà bạn có thể khai thác khi triển khai chiến dịch nội dung cho thương hiệu.
1. Lăng kính sản phẩm
Đó là cốt lõi sản phẩm, những giá trị lợi ích, những đặc điểm hữu hình là những yếu tố cơ bản đầu tiên mình có thể mô tả và khai thác để làm nội dung. Lăng kính sản phẩm nhìn chung thì rất thực tế, hữu dụng, và gần gũi với mình nên là cũng dễ phát ý.
Lưu ý: lựa những thành phần / đặc điểm khác biệt nhất, nổi bật nhất, đóng vai trò quan trọng nhất trong sản phẩm
2. Lăng kính thương hiệu
Lăng kính mà ở đó bạn tạo ra những câu chuyện có khả năng truyền cảm hứng, tạo niềm tin, thiện cảm, sự khác biệt, và quan trọng hơn đó chính là sự trung thành. Trong lăng kính thương hiệu thì có 2 loại câu hỏi bạn có thể đặt ra để phát triển ý tưởng. Đầu tiên đó là Hoạt động của thương hiệu, mà đi kèm với yếu tố thời gian, mốc thời gian cụ thể.
Thứ hai, không có yếu tố thời gian thì đó là những đặc điểm thương hiệu, định vị thương hiệu (Brand Positioning), Nhận diện thương hiệu (Brand Identity), Ý nghĩa thương hiệu (Brand Purpose), Tính cách thương hiệu (Brand Personalities).
3. Lăng kính người lãnh đạo (CEO, CMO, CFO, Founder)
Đây là một lăng kính khá phổ biến và dễ viết. Đối với khán giả, khách hàng, cổ đông... họ thường nhìn vào người lãnh đạo của doanh nghiệp đó. Tầm nhìn, khả năng quản trị, triết lý, kinh nghiệm, câu chuyện, quan điểm về ngành, thị trường... để đánh giá đó là người có tầm như thế nào, chiều hướng phát triển có thể có của doanh nghiệp đó. Đây luôn luôn là một góc nhìn hay để truyền thông ra bên ngoài về cách doanh nghiệp hoạt động như thế nào.
Đi sâu vào khai thác, bạn có thể đi vào 3 hướng chính đó là: Hành trình của người sáng lập, câu chuyện về những thất bại, nỗi đau và sự chuyển đổi, thứ ba là quan điểm, triết lý của họ.
4. Lăng kính khách hàng
Lăng kính này khá ngược với góc nhìn của thương hiệu. Mình phải đứng từ góc nhìn của khách hàng. Họ cảm thấy hài lòng, không hài lòng, bức bách ở những vấn đề gì? Họ khát khao, mơ ước điều gì? Nó giống như nhu cầu và mong muốn ở trong insight.
Đối với các sản phẩm cơ bản, hàng tiêu dùng bình thường, những cái giúp người dùng ăn no, mặc ấm, có chỗ ở này nọ, nằm ở dưới cùng của tháp nhu cầu Maslow thì mình khai thác vào nhu cầu, vấn đề và nỗi sợ của họ (Problem - Solution) cũng là một hướng hay để viết.
Một hướng khác đó là đánh vào mong muốn và khao khát, hướng này nó vượt lên những nhu cầu ăn uống cơ bản, mà nó nằm ở 3 tầng trên của tháp Maslow. Họ muốn đc thỏa mãn những cái gì đó cao hơn, về mặt cảm xúc hơn là chỉ những lợi ích lý tính thông thường.
5. Lăng kính bên thứ ba
Với lăng kính bên thứ 3 khách quan, có tầm ảnh hưởng, đây cũng là một lăng kính rất hay mặc dù sẽ khó sản xuất nội dung hơn. Do mình phải tốn chi phí mời, tốn thời gian làm việc, theo những quy trình, điều chỉnh, thống nhất rồi mới ra được nội dung như ý.
Với lăng kính này bạn chỉ cần nghiên cứu xem những người nổi tiếng, có ảnh hưởng đến nhóm đối tượng mục tiêu, có tầm ảnh hưởng trong ngành hàng... họ có những suy nghĩ quan điểm như thế nào để mình có thể trích dẫn và tận dụng làm tư liệu.
6. Lăng kính ngành hàng
Lăng kính này gồm 3 yếu tố là thị trường, xu hướng tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh. Lăng kính này thì chủ yếu là số liệu và nghiên cứu. Mình dẫn dắt vấn đề trong bối cảnh thương hiệu luôn luôn là người đi đầu, hòa hợp với xu hướng.
Một số hướng khai thác như: Bản chất của ngành hàng là gì? Những yếu tố nào thúc đẩy ngành hàng phát triển. Những xu hướng của ngành hàng này là gì? Hành vi tiêu dùng thay đổi như nào? Thương hiệu phải làm gì để bắt kịp xu hướng? Đối thủ đang làm gì? Mình đang làm gì tốt hơn đối thủ?
7. Lăng kính nội bộ
Nội bộ, nhân viên là một cộng đồng lớn, vừa chứa đựng nhiều câu chuyện để khai thác, vừa có thể là một kênh truyền thông word of mouth hiệu quả. Họ nghĩ gì về sản phẩm, dịch vụ? Họ hiểu như thế nào vào triết lý thương hiệu? Họ tin tưởng như thế nào vào người lãnh đạo? Họ sẽ nói gì về thương hiệu trong khủng hoảng? Họ sẽ nói gì về các giá trị của công ty?
Vấn đề đối với các nội dung này là tính khách quan, do đó thường phù hợp với những chiến dịch truyền thông thương hiệu doanh nghiệp, hoặc các trường hợp cần xử lý khủng hoảng truyền thông.
Chi tiết về bài viết này sẽ được chia sẻ kỹ hơn trong khóa học: “Content Marketing Planning: Hoạch định Nội dung Thông Minh”. Khóa học đưa ra framework gồm 6 giai đoạn hoạch định nội dung, giúp bạn biết cách lập Content Plan, viết nội dung nhất quán theo ý tưởng lớn, và đo lường hiệu quả.
Chia sẻ bởi Anh Lê Tịnh Minh, anh hiện đang giữ vị trí Partnership and Digital Manager tại BRANDS Vietnam. Anh có kinh nghiệm đa dạng trong sản xuất nội dung từ hệ thống website tin tức, blog đến các kênh mạng xã hội và media khác. Đồng thời, anh cũng tham gia xây dựng và phát triển nội dung cho nhiều dự án khác về giáo dục, Anh ngữ, thời trang và NGO...
Professional Skills
Client Feedback - Xử lý những phản hồi nhức nhối