Khi nào là thời điểm “vàng” để tái định vị thương hiệu?

Khi nào là thời điểm “vàng” để tái định vị thương hiệu?

Bạn đã bao giờ tự hỏi về thời điểm phù hợp để doanh nghiệp thực hiện tái định vị thương hiệu hay chưa?

Tái định vị thương hiệu là quá trình mà một doanh nghiệp hoặc tổ chức thay đổi cách thức hoạt động, hình ảnh, thông điệp và yếu tố khác của thương hiệu hiện tại để tạo ra một hình ảnh mới sáng tạo và khác biệt trên thị trường. Để đạt được mục tiêu kinh doanh trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, bạn cần lưu ý một số hoạt động quan trọng khi doanh nghiệp quyết định tái định vị thương hiệu.

1. 3 lý do phổ biến khi doanh nghiệp quyết định tái định vị

Lý do 1: Phát hiện tệp khách hàng phù hợp hơn

Doanh nghiệp nhận thấy có một tệp khách hàng khác phù hợp hơn với sản phẩm, đóng góp nhiều hơn cho hoạt động kinh doanh. Thông qua tái định vị thương hiệu, doanh nghiệp khai thác tệp khách hàng tiềm năng này.

Ví dụ: Thanh hạt dinh dưỡng FITTO là giải pháp dinh dưỡng bổ sung năng lượng và cải thiện sự tập trung. Ban đầu, khách hàng mục tiêu của FITTO là những người chơi thể thao. Tuy nhiên, sau quá trình triển khai và đánh giá, FITTO nhận thấy sản phẩm của họ có lượng calo và thành phần tương tự như snack, không chỉ phù hợp với người chơi thể thao, mà còn đáp ứng nhu cầu của người làm văn phòng. Sau quá trình phân tích, FITTO quyết định tái định vị thương hiệu.

Lý do 2: Nhận thức về nhu cầu khác của người tiêu dùng

Doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu khác của người tiêu dùng, phù hợp với lợi thế cạnh tranh của thương hiệu hơn. Vì vậy, doanh nghiệp quyết định tái định vị thương hiệu.

Ví dụ: Định vị ban đầu của thương hiệu vali Rover là truyền cảm hứng dịch chuyển cho giới trẻ. Trong quá trình triển khai, thương hiệu nhận thấy định vị này không mang tính cạnh tranh. Thay vào đó, những sản phẩm mang màu sắc sặc sỡ, năng động mới là lợi thế cạnh tranh của thương hiệu. Vì thế, Rover đã thay đổi định vị thành vali thời trang cho giới trẻ.

Quá trình tái định vị thương hiệu

Lý do 3: Thay đổi mô hình kinh doanh

Khi doanh nghiệp thay đổi mô hình kinh doanh hoặc phạm vi hoạt động, việc tái định vị thương hiệu là cần thiết. Việc thay đổi này có thể là do mở rộng sản phẩm/dịch vụ, đi vào thị trường mới hoặc chuyển đổi sang mô hình kinh doanh khác. Tái định vị thương hiệu giúp đảm bảo rằng thương hiệu phù hợp với mô hình kinh doanh mới.

2. Các lưu ý khi tái định vị thương hiệu

Dưới đây là 3 lưu ý khi tái định vị thương hiệu mà doanh nghiệp cần chú ý.

Thứ nhất, nghiên cứu dữ liệu về lịch sử của doanh nghiệp để xác định xu hướng của người tiêu dùng. Trước khi tiến hành tái định vị, bạn cần nghiên cứu chi tiết về lịch sử hoạt động của doanh nghiệp; hành vi, nhu cầu và thói quen của người tiêu dùng. Điều này giúp định hình một chiến lược tái định vị phù hợp và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng trong tương lai.

Thứ hai, kế thừa thương hiệu đã xây dựng từ trước, tránh mất sự liên kết với khách hàng. Trong quá trình tái định vị, giữ lại những yếu tố và giá trị đã được xây dựng từ thương hiệu trước đó là một điều vô cùng quan trọng. Điều này giúp tránh mất sự liên kết và lòng tin của khách hàng đã được xây dựng theo thời gian.

Thứ ba, triển khai một cách triệt để, nhanh chóng và nhất quán. Để đảm bảo hiệu quả của chiến lược tái định vị, cần triển khai các hoạt động liên quan một cách triệt để, nhanh chóng và nhất quán. Từ việc xây dựng câu chuyện thương hiệu mới đến việc tạo ra nhận diện thương hiệu mới, tất cả phải được thực hiện một cách có tổ chức và đồng nhất.

Những lưu ý trên sẽ giúp doanh nghiệp lên kế hoạch tái định vị thương hiệu một cách cẩn thận và hiệu quả. Từ đó tạo ra những thay đổi tích cực và giúp doanh nghiệp khác biệt trong cuộc cạnh tranh.

3. Một số hoạt động khi tái định vị thương hiệu

Khi tái định vị thương hiệu, doanh nghiệp có thể triển khai một số hoạt động sau đây:

  • Tổ chức cuộc thi: Đây là một hình thức gia tăng sự tương tác của người tiêu dùng giúp khách hàng hiểu rõ hơn về thương hiệu mới.

  • Xây dựng cẩm nang hướng dẫn hoặc thông tin về thương hiệu: Tạo ra các tài liệu hướng dẫn hoặc cẩm nang liên quan đến thương hiệu mới.

  • Thiết lập kênh hỗ trợ và tư vấn khách hàng: Đảm bảo rằng doanh nghiệp có sẵn các kênh hỗ trợ như điện thoại, email hoặc trang web để người tiêu dùng có thể liên hệ và nhận được tư vấn khi cần thiết.

  • Tận dụng các kênh truyền thông: Sử dụng các kênh truyền thông như mạng xã hội, truyền hình, quảng cáo... để đăng tải thông tin về thương hiệu mới. Điều này giúp tăng khả năng tiếp cận và lan tỏa thông điệp đến lượng lớn người tiêu dùng.

  • Cập nhật hình ảnh trên các kênh truyền thông của doanh nghiệp: Đảm bảo rằng hình ảnh và thông điệp của thương hiệu mới được cập nhật một cách đồng nhất trên các kênh truyền thông của doanh nghiệp. Điều này giúp khách hàng nhận biết hình ảnh mới của thương hiệu một cách rõ ràng hơn.

Khi quyết định tái định vị thương hiệu, doanh nghiệp cần xem xét một cách thận trọng. Bởi vì, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc thay đổi câu chuyện, nhận diện, tính cách và hình ảnh của thương hiệu trong mắt người tiêu dùng. Để hiểu hơn về tái định vị thương hiệu qua các case study cụ thể, các bạn có thể tham khảo khóa học “Xây dựng thương hiệu tinh gọn cho SME & Start-up".

Đồng hành cùng học viên trong khoá học này là chị Mai Hồng Ngọc, hiện là CEO của B-Rise Agency. Chị từng là quản lý tại Dentsu Redder và thực hiện các dự án truyền thông tích hợp cho nhiều thương hiệu như Biti's Kids, Mirinda, Panasonic, Minh Long, Nivea, Kotex... Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chị Mai Hồng Ngọc sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích về xây dựng và định vị thương hiệu, nhằm giúp các chủ doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng hơn về tầm quan trọng của thương hiệu và bắt đầu vào hành trình xây dựng thương hiệu.