Marketer Dược cần tránh lỗi gì khi tung sản phẩm mới?
Không giống với thời điểm mười năm trước, thị trường Dược ngày càng cạnh tranh gay gắt. Mỗi ngày có đến hàng chục sản phẩm Dược được tung ra và thực tế có đến 80-90% sản phẩm thất bại.
Nội dung chính |
1. Không thực hiện nghiên cứu thị trường |
2. Chiến lược Marketing - Tung hàng không rõ ràng |
3. Phân bổ ngân sách và nguồn lực không hiệu quả |
Vậy làm sao để không rơi vào những "hố đen" thất bại này, dưới đây là những sai lầm phổ biến, Marketer Dược cần tránh để có thể tạo ra một chiến dịch tung sản phẩm hiệu quả.
1. Không thực hiện nghiên cứu thị trường
Trong ngành dược, P1 - Product (sản phẩm) đóng vai trò tiên quyết trong sự thành công của nhãn hàng trên thị trường. Truyền thông có thể mang sản phẩm bạn tiếp cận đến nhiều khách hàng, giúp bạn đạt được doanh số cao trong giai đoạn đầu, tuy nhiên chất lượng mới là thứ ảnh hưởng đến vòng đời sản phẩm. Khi trải nghiệm khách hàng đối với sản phẩm không tốt, họ có thể sẽ bỏ đi sau đơn hàng đầu tiên.
Có nhiều sản phẩm được ra mắt chỉ dựa trên ý kiến chủ quan của ban giám đốc mà bỏ qua bước đánh giá ý tưởng dựa trên nhu cầu thực tế của người tiêu dùng, dung lượng thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh,... Hoặc đôi khi có rất nhiều ý tưởng sản phẩm chất lượng, nhưng lại thất bại vì sai ở khâu thiết kế bao bì, định giá. Đó là hậu quả của việc không nghiên cứu thị hiếu, năng lực chi trả của khách hàng mục tiêu.
2. Chiến lược Marketing - Tung hàng không rõ ràng
Thông thường, nhiều công ty ngành dược sẽ chú trọng vào việc nghiên cứu sản phẩm mới thay vì tập trung vào Marketing. Đặc biệt là bước tung hàng, ra mắt sản phẩm, bạn cần biết giới thiệu sản phẩm ra thị trường là cả một nghệ thuật chứ không phải là sự cứng nhắc như những bạn Nghiên cứu khoa học. Một số công ty với tâm lý nôn nóng, muốn trở thành người tiên phong trong thị trường nên đã gấp gáp ra mắt hàng mà không chú ý đến những yếu tố khách quan đằng sau.
Trường hợp khác thì có các công ty dành quá nhiều thời gian để nghiên cứu sản phẩm mà không bảo mật được thông tin. Lúc này, các công ty đối thủ có thể sẽ lấy ý tưởng của bạn để tung ra một sản phẩm tương tự, hoặc họ sẽ có phương án đối phó ngay lập tức trước khi bạn gia nhập thị trường. Bài học này đã có rất nhiều công ty sử dụng, ví dụ như những đợt khuyến mại cực lớn vào ngày tung hàng của đối thủ, lúc này các đơn vị bán lẻ tập trung ôm hàng chứ không còn chừa ngân sách để nhập về sản phẩm mới.
3. Phân bổ ngân sách và nguồn lực không hiệu quả
Thiếu ngân sách, phân bổ ngân sách dàn trải và không theo đúng kế hoạch, đây là thiếu sót phổ biến tại các công ty nhỏ, tiềm lực tài chính không đủ mạnh. Những công ty này thường không đảm bảo ngân sách sẵn có để triển khai đến cùng các hoạt động Marketing trong kế hoạch, nhất là khi chưa có doanh thu, các công ty này càng dễ bị lung lay. Một số trường hợp khác như ngân sách thấp nhưng muốn tiếp cận đa kênh, khiến cho tần suất xuất hiện thấp, không đủ lớn để tạo ra nhận thức đối với khách hàng.
Để khắc phục điều này, bạn cần phải đặt ra những KPI riêng cho từng chiến dịch. Bạn muốn tăng doanh số, tăng nhận biết, tăng lượng khách hàng mới,... tất cả đều phải được đưa ra những con số với những mục tiêu cụ thể.
Tóm lại, sự thành công của một chiến dịch tung hàng phụ thuộc nhiều vào sự chuẩn bị và đầu tư của team Marketing. Bạn đang loay hoay chưa biết phải bắt đầu từ đâu, phải làm sao để sản phẩm mới có thể tăng trưởng và tạo được dấu ấn đối với người tiêu dùng, hãy tham khảo qua khóa học “Quy trình phát triển và tung thành công sản phẩm Dược”. Từng buổi trong khóa học sẽ giúp bạn nắm vững quy trình chuẩn hóa bản kế hoạch Marketing, chiến lược định vị cho sản phẩm dược.
Chia sẻ bởi bà Lê Phương Dung, Dược sĩ K57 Đại học Dược Hà Nội với hơn 14 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược, 9 năm đảm nhiệm vị trí Giám đốc Marketing tại các tập đoàn, công ty Y Dược lớn. Hiện bà đang là người sáng lập và điều hành công ty tư vấn chiến lược Pharmaco, Học viện Marketing & Sales Y Dược MPG và cộng đồng Marketing Dược Pharmacom.
ThS Ds Lê Phương Dung
699,000đ