Slide trước Slide tiếp
  • Nội dung học
  • Trợ giúp
    Bạn có thắc mắc khi đang học?
    Hướng dẫn cách học Những câu hỏi thường gặp Email cho giáo vụ
    • Đăng nhập
    • Đăng ký
  • Đăng xuất
  • Account Management 101 - All Basics

  • 1. 6 Chiếc túi công việc Account Management (Phần 1)
    • 1.1   Người làm nghề Account Management: Bạn là Ai?
    • 1.2   Câu hỏi làm quen đầu khoá
    • 1.3   Chiếc túi #1: THE WORK
    • 1.4   Chiếc túi #2: THE PROCESS
  • 2. 6 Chiếc túi công việc Account Management (Phần 2)
    • 2.1   Chiếc túi #3: THE CLIENT
    • 2.2   Chiếc túi #4: THE ADMIN
    • 2.3   Chiếc túi #5: THE STIMULUS
    • 2.4   Chiếc túi #6: THE PERSON
  • 3. Ứng dụng 6 Chiếc túi vào thực tế Project Management
    • 3.1   Ứng dụng 6 chiếc túi vào Project Management (phần 1)
    • 3.2   Ứng dụng 6 chiếc túi vào Project Management (phần 2)
  • 4. 5 Tố chất của người làm Account Management
    • 4.1   5 Tố chất cần có để làm tốt công việc Account Management
  • 5. 4 Định vị Chân dung người làm Account Management
    • 5.1   4 Định vị chân dung người làm công việc Account Management
  • 6. Bộ 3 Công cụ đắc lực: Work-in-Progress (W.I.P)
    • 6.1   Work-in-Progress (phần 1)
    • 6.2   Work-in-Progress (phần 2)
    • 6.3   Tải mẫu Work-in-Progress (WIP)
  • 7. Bộ 3 Công cụ đắc lực: Contact Report (CR)
    • 7.1   Contact Report
    • 7.2   Tải mẫu Contact Report
    • 7.3   Thực hành viết Contact Report 1: Thiết kế poster
    • 7.4   Thực hành viết Contact Report 2: Gói cước Idol
    • 7.5   Thực hành viết Contact Report 3: Trình bày ý tưởng ra mắt dòng xe mới của hãng Deasung
    • 7.6   Thực hành viết WIP
  • 8. Bộ 3 Công cụ đắc lực: Fact-book
    • 8.1   Fact-book
  • 9. Bonus: 5 Sự thật về nghề Account Management
    • 9.1   5 Sự thật về nghề Account Management
    • 9.2   Thư giãn: Kiếp Account


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...

Kết thúc   Buổi 5 - 4 Định vị Chân dung người làm Account Management

4 Định vị chân dung người làm công việc Account Management


Bạn vui lòng đăng ký mua để có thể xem nội dung hoàn chỉnh.

Thảo luận
WeCreate Learning Hub 17/05/2017

Dạ chị ơi cho em hỏi xíu,

1. Công việc đi giảng dạy tại Brandsvietnam này chị có xếp vào TÚI nào không ạ?

2. Với những account đòi tiền mãi mà chậm trả, thì trên project management mình cứ treo suốt năm tháng "đang đòi nợ" hở chị. Làm project A, B, C mà project D cứ còn đang đòi nợ, đang đòi nợ thì chị có cách xử lý nào không ạ.

Em cảm ơn chị!

Zennie Trang Nguyen 17/05/2017

1. chị Trang xếp công việc đi giảng dạy tại BrandCamp vào chiếc túi Stimulus; bởi vì vai trò của chiếc túi Stimulus là tìm kiếm những nguồn cảm hứng và những nền tảng/kiến thức liên quan để hỗ trợ cho những chiếc túi khác. công việc online coaching cho những bạn trẻ muốn vào nghề Account Management cũng là hỗ trợ cho công việc của chị về sau. các em làm tốt việc của mình, chị cũng sẽ có nhiều time cho các chiếc túi khác, đặc biệt là chiếc túi Perso :) 

2. theo dõi tiến độ thanh toán (đòi tiền) là một trong những công việc cần thời gian và quá trình. chị có vài lưu ý như sau:

  • nhắc nhở: với những khách hàng có "thông lệ" trả chậm thì mình cần nhẹ-nhàng gửi lời nhắc từ 1-3 ngày trước ngày cần thanh toán (kèm thông điệp "hậu quả") để tránh tình trạng "đã chậm lại còn chậm hơn".
  • tạo đồng-minh: bộ phận brand/marketing làm việc với chúng ta, họ chỉ là cầu nối cho việc thanh toán, họ có vai trò tác động/ảnh hưởng chứ không có vai trò quyết định. việc chuyển/chưa chuyển/không chuyển thanh toán quyết định bởi bộ phận kế toán. việc dùng các "chế tài" lưu FA không giao, tạm hoãn deliverables,... nhằm "đe dọa ngầm" đến performance của bộ phận brand/marketing cũng sẽ giúp chúng ta xúc tiến tiến độ thanh toán.
  • thủ lại 1 con át chủ bài: với những món nợ "lâu năm" khó đòi mình nên giữ lại con-át cuối cùng để đối phó, nếu có thể kiểm soát được, đừng để mình rơi vào thế "tay không bắt giặc". 
  • đòi-nợ cũng phụ thuộc nhiều vào thái-độ đòi và cách đòi mà mình ứng dụng cho từng trường hợp, tạo "kịch tính" trong thái độ và cách đòi là một trong những yếu tố chị thấy có hiệu quả.

đó là tất cả những "logic" về đòi-nợ, ngoài ra còn có phần... "magic" nữa, chị Trang đã có vài lần bị ôm cục nợ trong trường hợp không hề có PCE hay Hợp Đồng ký duyệt, không biết làm sao đòi, thế mà lại vẫn được Client "nhủ lòng" thanh toán. phần "magic" này không biết làm sao mà giảng luôn :)

 

WeCreate Learning Hub 17/05/2017

Dạ cảm ơn chị ạ

Bài giảng của chị em học trong một nốt nhạc,

hay quá hay, hay ngỡ ngàng luôn á chị!

Project Hunter 05/06/2017

Chị Trang vui lòng cho em hỏi 1 chút.

Em vẫn chưa hiểu rõ lắm về chân dung Thinker hay chính xác hơn là trong hoàn cảnh nào thì 1 Agency sẽ cần 1 Thinker?

Và khả năng Strategic thinking sẽ hỗ trợ ra sao trong công việc của 1 Account ạ? (Vì với 1 Account như những bài giảng trước em có nghe chị nói về khả năng tổ chức, điều phối công việc chứ không thiên về Strategic, hay tại em đang hiểu nhầm Strategic là lên chiến lược cho cả dự án)

Mong chị giải đáp giúp em những thắc mắc trên ạ!

Em cảm ơn chị nhiều.

Zennie Trang Nguyen 05/06/2017

hi Project Hunter -

1. các Agencies đang gặp vấn-đề như mất khách hàng, không thành công trong các cuộc tìm kiếm khách hàng mới, quản lý doanh mục những khách hàng nặng về tư duy đổi mới... là những nơi cần người làm Account Management với định vị Thinker.

2. "Strategic Thinking" là một lối tư duy, chị không bàn đến "Strategic Thinking" như một tố chất cần có của người làm Account Management bởi vì ngay cả khi không có lối tư duy chiến lược mình vẫn có thể là một người làm nghề Account Management vững vàng đáp ứng được yêu cầu công việc.

ở chương này, chị muốn chỉ ra một thực tế công bằng để các bạn hiểu: vai trò của người làm Account Management là đem lại giá trị gia tăng cho quy trình, cho công việc, cho thành phẩm sáng tạo, cho các mối quan hệ,... đôi khi "giá trị" mà team cần có lại không phải là tính trội ở lối tư duy chiến lược của mình; hiểu điều này chủ yếu là để quản lý sự mong đợi của mình với nghề, với nơi mình chọn làm nghề.

thân mến!

Project Hunter 07/06/2017

Em cảm ơn chị rất nhiều ^^

Phạm Thảo Uyên 08/07/2017

Chị ơi, cho em hỏi:

1. Việc lựa chọn định vị nào cho mình sẽ ưu tiên lựa chọn theo khả năng hay mong muốn ạ? Có xảy ra trường hợp account thay đổi định vị của mình không, và có nên không ạ?

2. Chị đã định vị mình sau bao lâu trong nghề và quá trình định vị như thế nào ạ?

Em cám ơn chị.

Zennie Trang Nguyen 08/07/2017

Uyên ơi -

1. định vị (positioning) của mình trong nghề nên dựa trên khả năng hiện có của mình bởi vì đó là nền tảng. ví dụ, bản chất em là nước Cola (đường + CO2) thì rất khó thuyết phục trong định vị "nước giải khát tốt cho sức khoẻ".

chuyện thay đổi định vị xảy ra khá thường xuyên. định hướng thay đổi định vị sẽ quyết định bởi 2 tiêu chí (a) em đã có một định vị chân dung mong muốn (vision) và (b) nơi em muốn "đầu quân" là mảnh "đất lành" cho định vị ấy.


2. những năm đầu tiên, chị Trang đã sớm định vị mình là Thinker bởi vì nơi chị làm việc đòi hỏi người làm Account Management phải "Think" và những người sếp trực tiếp của chị vốn là những người có óc chiến lược xuất sắc. và, sau 5 năm thì chị chuyển dần sang định vị Value Creator, trong vai trò Business Development Director ở các Agency và Tư Vấn Chiến Lược độc lập.

thân mến.

Digital Marketing 03/09/2021

Chào chị Zennie,

Cho em hỏi PCE là viết tắt cũng chữ tiếng anh nào vậy chị ? Em có tìm thử nhưng kết quả không mong đợi.
Chị giải đáp giúp em nhé.
Thân !

Zennie Trang Nguyen 03/09/2021

PCE = Production Cost Estimation = dự toán chi phí sản xuất.

trong trường hợp liên quan dự án thì PCE cũng được hiểu là Project Cost Estimation (dự toán chi phí dự án)


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...