Các phương pháp "Quản trị Senior" giúp bạn thăng hoa trong công việc

Khi lên vị trí Manager, bạn sẽ làm việc nhiều hơn với dàn C-level (Lãnh đạo cấp cao). Đây là việc vừa đơn giản mà vừa phức tạp. Vậy làm sao để có thể giao tiếp và làm việc hiệu quả với dàn C-level này? Bạn cần phải có khả năng quản trị cấp trên, cụ thể được chia sẻ trông bài viết dưới đây.

1. Nhìn vào tổng thể

Đầu tiên, bạn cần phải nắm các nội dung sau khi làm việc với dàn lãnh đạo tinh hoa của công ty: Mục tiêu của công ty là gì? Tiến hành dự án đó sẽ mang lại lợi ích gì cho công ty? Những quyết sách hay thay đổi trong những khoảng thời gian đã ấn định có ý nghĩa như thế nào với tổ chức nói chung và từng phòng ban nói riêng?...

Ngoài ra, sếp chỉ khác bạn là họ có nhiều kinh nghiệm và kiến thức hơn, thế nên họ cũng hoàn toàn muốn có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp các cấp khác nhau. Vì vậy, cách mở rộng và duy trì một mối quan hệ tốt nhất là hãy mở lòng, thực hiện tốt công việc được giao, thường xuyên mở ra những cuộc đối thoại để trò chuyện, trao đổi nhằm mở rộng mạng lưới trong công ty...

2. Cung cấp giải pháp cho cấp trên

Vì lãnh đạo thường bận rộn và chỉ quan tâm đến những yếu tố mang tính chiến lược, nên sẽ không thể sâu sát & cập nhật được yếu tố vận hành một cách thường xuyên. Vậy nên, là một Manager bạn cần đưa ra những giải pháp phản ánh chính xác hoạt động của công ty và mục tiêu chiến lược của lãnh đạo. Khi bạn cung cấp giải pháp cho cấp trên một cách phù hợp, bạn sẽ dễ dàng quản trị họ về sau.

3. Chủ động cập nhật

Đây là một trong những hành động được đánh giá cao của Manager từ phía lãnh đạo. Dù Director đó có xu hướng tổng thể (macro management) hay tiểu tiết (micro management) thì họ cũng không đủ thời gian để chủ động tìm hiểu tiến trình của các nhóm khác nhau.

Cập nhật quá nhiều thì không cần thiết, không cập nhật thì gây bất an cho các bên. Chính vì thế, Manager phải đủ khôn khéo để nhận ra khi nào là thời điểm vàng để cập nhật với cấp trên, thông qua kênh giao tiếp nào và đặc biệt quan trọng là tần suất lặp lại như thế nào.

Các phương pháp "Quản trị Senior" giúp bạn thăng hoa trong công việc

4. Quyết đoán

Quyết đoán là một trong những phẩm chất đáng quý của Manager, bởi vì Director luôn trong trạng thái phải quyết định nhanh, quyết định nhiều nên việc của Manager là cung cấp kiến thức vận hành, giúp họ đưa ra những quyết định chính xác, cộng với việc sẵn sàng dấn thân và cùng đưa ra những quyết định đó.

5. Khả năng thích ứng cao

Một phẩm chất đáng quý nữa của Manager là khả năng thích ứng cao. Bạn hãy cố gắng hạn chế sự ngạc nhiên của mình với sự thay đổi của các lãnh đạo cấp cao, đây là phần không thể thiếu trong việc lãnh đạo của họ. Hãy uyển chuyển trong giới hạn cho phép, luôn tìm cách mới để mình và đồng đội của mình làm việc hiệu quả bạn nhé!

6. Cân bằng giữa khiêm tốn và tự tin

Manager cần phải cân bằng sự khiêm tốn và tự tin, cần phải biết lúc nào nên tự tin và khi nào nên khiêm tốn. Bởi vì khi lên được tới Manager thì thành tích của bạn đã được ghi nhận bởi cấp trên, nên đừng nghi ngờ bản thân.

Các phương pháp "Quản trị Senior" giúp bạn thăng hoa trong công việc

7. Đừng dừng lại ở việc học hỏi

Trở thành Manager thì sự nghiệp của bạn vẫn còn xa, bạn vẫn còn có hội tiến xa hơn ở các vị trí cao. Vì vậy, đừng dừng lại ở việc học hỏi. Lãnh đạo cấp cao sẽ càng phải kiệm lời, họ biết lúc nào nên nói hay nên dừng... Director đôi khi sẽ không thể chia sẻ hết các tiểu tiết và việc của Manager là phải luôn tinh tế để nhận thức rõ đâu là giới hạn không được phép vượt qua.

8. Hãy là chính mình

Lãnh đạo sẽ thay đổi qua nhiều đời, đừng vì lãnh đạo mà bạn phải thay đổi để tương thích với họ. Cái lãnh đạo cần là sự được việc và quá trình tiến lên, nên nếu không còn lí do nào khác thì hãy luôn là chính mình.

9. Quy tắc 1-3-1 trong ứng xử với sếp

Quy tắc 1-3-1 được hiểu là 1 vấn đề, 3 giải pháp đề xuất và 1 giải pháp cuối cùng. Ví dụ, khi đặt ra vấn đề, nên đề cập đến từng vấn đề và giải quyết xong thì mới sang cái khác. Đừng dùng từ “và" để đề cập cùng lúc nhiều vấn đề. Ngoài ra, khi gặp Sếp thì nên chuẩn bị giải pháp, hãy cung cấp ít nhất 3 giải pháp khả thi, có phân tích ưu điểm và nhược điểm để cùng thảo luận với sếp.

Giải pháp có thể không tốt nhưng đây là cơ hội để bạn và sếp hiểu được cách làm việc của nhau, học được cách tư duy logic, hiểu về công ty, cách bán ý tưởng và đưa ra giải pháp. Kết thúc cuộc gặp, sẽ có một giải pháp được đưa ra. Giải pháp này có thể là 1 trong 3 giải pháp bạn đề cập hoặc là giải pháp thứ tư mà bạn và sếp cùng đưa ra.

Để tìm hiểu chi tiết về những phương pháp giúp bạn làm việc hiệu quả với cấp trên của mình cũng như làm thế nào để trở thành một Manager giỏi, mời bạn tham khảo khoá học "Manager Cực Phẩm" được “điện ảnh hóa” từ cuốn sách cùng tên của anh Trần Hùng Thiện.

Đồng hành cùng học viên trong khóa học "Manager Cực phẩm" là anh Trần Hùng Thiện - Founder tại công ty Nghiên cứu Thị trường GCOMM, đồng thời là giảng viên tại Viện Đại học VNUK Đà Nẵng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường và làm việc với nhiều nhân sự khác nhau, anh Thiện sẽ mang đến một góc nhìn toàn cảnh, thông qua các câu chuyện thực tế, nhằm chuẩn bị hành trang giúp bạn trở thành một Manager xuất sắc.

Trong khoá học này, anh Thiện sẽ chia sẻ cho các bạn về những điều nên học, nên làm để trở thành một Manager cực phẩm. Bạn sẽ biết cách xây dựng năng lực về tư duy, cảm xúc và chuyên môn để dẫn dắt tinh thần đội ngũ. Ngoài ra, bạn sẽ học được cách ứng xử, làm việc với cấp trên sao cho vừa hiểu ý mà cũng vừa hiệu quả...