5 đặc điểm để doanh nghiệp triển khai Business Analytics (BA) thành công
Dữ liệu không phải là thứ gì mới, nó đã tồn tại hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm nay. Bản thân dữ liệu sẽ là một cái gì đó rất vô ích nếu như doanh nghiệp chỉ đơn giản là thu thập dữ liệu đó nhưng không phân tích nó, hoặc phân tích không tới nơi tới chốn.
Nó giống như các mỏ dầu vốn đã tồn tại hàng triệu năm dưới lòng đất, chẳng có giá trị gì cho con người. Chúng chỉ mang lại lợi ích khi được con người khai thác và sử dụng một cách hợp lý để phục vụ cho cuộc sống. Trong doanh nghiệp, vai trò của đội ngũ làm Business Analytics được ví như một dàn khoan dầu, khai thác và xử lý dữ liệu thô. Cho nên, để triển khai thành công BA thì hệ thống nhân lực không thể thiếu 5 yếu tố sau đây:
1. Tư duy và văn hoá Data-driven
Data-driven tức là mọi quyết sách & hành động của công ty cần dựa trên thông tin/insight rút ra được từ phân tích dữ liệu (data). Data-driven mindset & culture là trọng điểm nên xây dựng đầu tiên khi muốn phát triển hệ thống Business Analytics (BA). Công ty có mindset và culture đủ mạnh sẽ là đòn bẩy mạnh mẽ để thúc đẩy 4 yếu tố còn lại phát triển.
2. Leader ra quyết định dựa trên Data
Khi công ty bắt đầu muốn xây dựng hệ thống BA, nếu leader không đủ năng lực phân tích data, có 2 trường hợp sẽ xảy ra:
- Một là hoàn toàn dựa vào nhân sự BA, đề xuất hành động A thì sẽ làm A, đưa ra B thì làm B. Việc này sẽ dẫn đến nhiều xung đột khi có sự cố xảy ra. Leader phải là người ra quyết định cuối cùng và phải dựa vào phân tích data để ra quyết định.
- Hai là luôn nghi ngờ đề xuất của BA, dựa trên phán đoán kinh nghiệm cá nhân để bác bỏ các đề xuất của BA. Khi leader không dựa vào data thì khó tránh khỏi nhiều rủi ro sẽ phát sinh trong quá trình thực thi.
3. Xây dựng Roadmap rõ ràng
Thông thường, lợi ích có được từ việc xây dựng hệ thống BA có thể đến sau một hoặc nhiều năm sau. Cho nên để tránh tình trạng cả team rơi vào trạng thái chán nản và mất định hướng, bạn cần xây dựng chiến lược và roadmap ngay từ đầu.
Nếu công ty không có mô hình và chiến lược cụ thể thì mọi người sẽ dễ rơi vào tình trạng: không biết bắt đầu từ đâu, đi như thế nào cho đúng, đi như thế nào thì phù hợp với đặc điểm của công ty, mức ngân sách có thể đầu tư cho BA đến đâu…
4. Data rõ ràng và minh bạch giữa các phòng ban
Rõ ràng và minh bạch về data có thể giúp liên kết các phòng ban tốt hơn, tất cả mọi người sẽ nắm rõ được tình hình chung của công ty. Từ đó, khi cần đưa ra kết luận cuối cùng thì data chắc chắn sẽ đúng đắn và chuẩn xác hơn.
Ngược lại, nếu không rõ ràng minh bạch về data, các phòng ban sẽ dễ rơi vào trạng thái không thống nhất, thiếu tính liên kết. Đây là một trong những “cơn sóng ngầm" khiến nội bộ doanh nghiệp thiếu đồng nhất.
5. Đầu tư nhân lực và hệ thống Business Analytics (BA)
Với một nhân sự đáp ứng được các tính chất của BA, doanh nghiệp sẽ có khả năng xây dựng công cụ để phát triển, thực hiện, duy trì, nâng cao hệ thống BA. Hệ thống sẽ càng ngày càng tiên tiến vì đã đầu tư đúng người và đúng công nghệ. Ngược lại, nếu không tìm được nhân sự BA phù hợp, thì doanh nghiệp phải tốn khá nhiều chi phí khi và không đạt được kết quả như mong muốn.
Tóm lại, 5 đặc điểm này không phải tự dưng mà có, cũng không thể xây dựng trong ngày một ngày hai. Nó là một quá trình dài đòi hỏi sự dẫn dắt của đội ngũ Leader & sự đồng lòng quyết tâm của cả tập thể. Và sẽ không có đặc điểm nào quan trọng hơn đặc điểm nào, cần có đủ cả 5 yếu tố phối hợp với nhau thì mới tạo nên môi trường thuận lợi cho triển khai Business Analytics (BA).
Chia sẻ bởi anh Trần Hùng Thiện - Founder tại công ty Nghiên cứu Thị trường GCOMM, đồng thời là giảng viên tại Viện Đại học VNUK Đà Nẵng. Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực phân tích dữ liệu và hiện là Founder của Công ty Nghiên cứu Thị trường GCOMM, anh sẽ giúp các bạn học viên thẩm thấu kiến thức về Business Analytics vốn được xem là khó nhằn và khô khan.
Trần Hùng Thiện
799,000đ
Tracking & Measurement
9 mức độ trưởng thành về phân tích dữ liệu của doanh nghiệp