Chiến lược học tập giúp nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong thế giới hiện đại và luôn vận động như hiện nay, học hỏi không ngừng để trau đồi kỹ năng, kiến thức được xem như điều kiện cần để bản thân phát triển nhiều bậc cao hơn trong công việc, từ đó nâng cấp chất lượng cuộc sống. Nhưng học sao cho đúng, đủ và giải quyết được những khó khăn thực tế chính là điều cần phải lưu tâm. 

Không nhất thiết cứ phải đến trường lớp thì mới gọi là học. Trường lớp chỉ là phương tiện giúp con người có được kiến thức. Do vậy, nếu nhìn rộng ra, việc tìm kiếm thông tin trên Google, trò chuyện với chuyên gia, đọc sách chuyên môn, tham dự hội thảo cũng là những phương tiện hỗ trợ Marketer đạt được mục tiêu về kiến thức. Đặc biệt, bối cảnh thực tế là điều kiện đủ để dạy con người những cách tư duy sáng tạo phù hợp nhất. 

Trong bài viết dưới đây, tôi muốn giới thiệu 4 bước trong chiến lược học tập giúp mọi người định hướng tốt hơn trong việc học hỏi các bộ kỹ năng mới, gia tăng lợi thế cạnh tranh cho bản thân, đặc biệt là giải quyết được những vấn đề thực tế trong cuộc sống. 

Bài viết được chia sẻ bởi anh Nguyễn Quang Hiệp, Brand Trainer & Consultant. Anh đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing cấp quản lý ở các tập đoàn Unilever, Masan Consumer, Wilmar, CJ Hàn Quốc.

1. Xác định và tự đánh giá bộ kỹ năng của bản thân theo mô hình T-shape

Theo chiến lược học tập, ở bước đầu tiên, người học sẽ cần xác định và tự đánh giá bộ kỹ năng của bản thân theo mô hình T-shape. Theo đó, T-shape gồm có 2 phần: chiều rộng chiều sâu. Chiều rộng phản ánh các loại kỹ năng khác nhau; còn chiều sâu phản ánh mức độ trau dồi theo cấp, có thể được tính theo thang điểm từ 1-5 (1 là mức độ căn bản, 5 là mức độ thuần thục).

Xác định và tự đánh giá bộ kỹ năng của bản thân theo mô hình T-shape
Nguồn: The Curio Dot

Chẳng hạn, Nam, 26 tuổi, là một chủ cửa hàng thời trang bán đồ nam, đang cần chạy quảng cáo trên Facebook, Instagram và Google để nhiều khách hàng biết đến và thúc đẩy họ ghé thăm website mua hàng. Nhưng ngân sách không đủ để tuyển một bạn nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Digital Marketing, vừa có khả năng sáng tạo nội dung, vừa biết cách chạy và tối ưu hoá quảng cáo. Vậy Nam cần giải quyết như thế nào? Theo chiến lược học tập, Nam sẽ tự xác định được mình không có kỹ năng về Digital Marketing để chạy quảng cáo trên các mạng xã hội và trên Google, nhưng thuê ngoài quả là một vấn đề nan giải.

Hay với Tú, chuyên viên truyền thông của một hãng thời trang tầm trung, đang muốn làm tốt hơn công việc của mình để nhận được cơ hội thăng tiến về vị trí lẫn lương bổng. Do đó, để hoàn thành mục tiêu này, cô xác định và tự đánh giá kỹ năng của bản thân như sau:

Nguyên tắc 1: Mở rộng các bộ kỹ năng gần nhất với bộ kỹ năng lõi; từ đó, mở rộng xa hơn.

  • Kỹ năng về Media: Am hiểu và có thể đặt mua các quảng cáo trên mạng xã hội (Facebook, Instagram), báo điện tử (thông qua các publisher hoặc các mạng lưới quảng cáo địa phương).
  • Kỹ năng sáng tạo: Viết lách, kể chuyện (Storytelling), phát triển Story Line, xây dựng câu chuyện kết hợp với hình ảnh (Story Board).
  • Ngoài ra, Tú còn có các bộ kỹ năng liên quan đến thiết kế đồ hoạ, sản xuất và dựng video, thiết kế trải nghiệm Visual Merchandising theo mùa vụ tại cửa hàng. 
  • Cô đưa ra các mức điểm đánh giá bản thân dựa trên sự so sánh chủ quan so với những người ở cấp cao hơn (Senior) từng gặp gỡ, quan sát trong ngành. Và đa phần, các mức điểm này chỉ dừng lại ở bậc thấp. 

2. Xác định bộ kỹ năng mở rộng và trau dồi

Sau khi tự đánh giá ưu điểm, nhược điểm của bản thân, người học sẽ đến bước xác định nên mở rộng, trau dồi bộ kỹ năng mới nào, dựa trên 2 nguyên tắc quan trọng sau đây:

Nguyên tắc 1: Mở rộng sang các bộ kỹ năng lân cận gần nhất với bộ kỹ năng lõi hoặc giúp ích cho công việc chuyên môn; từ đó, mở rộng xa hơn.

Mua và học các khoá học trực tuyến để trau dồi các kỹ năng 
Nguồn: Envato

Như trường hợp của Nam, để có được kỹ năng chạy quảng cáo, anh cần phải có đủ kiến thức về Digital Marketing nói chung, mạng xã hội (Facebook, Instagram), công cụ tìm kiếm (Google) để giảm nguy cơ lãng phí tiền của, hay sa vào tư tưởng “tay không bắt giặc”, “cứ làm đại đi rồi sẽ biết”. Vì thế, anh quyết định tự mày mò, học hỏi kiến thức bằng những cách sau:

  • Học từ phần hướng dẫn chạy quảng cáo của chính các nền tảng Facebook, Google, Instagram.
  • Tìm kiếm các nội dung hướng dẫn chạy quảng cáo online hiệu quả trên Google và YouTube, lựa chọn những nội dung hiện trên top tìm kiếm.
  • Rà soát danh bạ để xem có người bạn nào là chuyên gia hay có kinh nghiệm chạy quảng cáo lâu năm hay không để hẹn gặp mặt, nhờ họ giúp đỡ, hướng dẫn.
  • Mua và học các khoá học trực tuyến về Digital Marketing, chạy quảng cáo…
  • Học thêm một khoá học offline để có kiến thức nền tảng lẫn thực tế, để có thể trao đổi, tương tác với thầy giáo, bạn học, từ đó có thể học thêm nhiều điều mới và “né” được những bẫy đốt tiền quảng cáo từ kinh nghiệm thực tế của họ.

Nguyên tắc 2: Ưu tiên trau dồi các bộ kỹ năng lõi quan trọng nếu người học muốn bổ sung kiến thức.

Nguyên tắc 2: Ưu tiên trau dồi các bộ kỹ năng lõi quan trọng nếu người học muốn bổ sung kiến thức.

Quay trở lại với Tú, cô quyết tâm trau dồi cả 5 bộ kỹ năng quan trọng liên quan trực tiếp đến chuyên môn của mình. Trong đó, 2 kỹ năng chính là xây dựng ý tưởng, sáng tạo nội dung và Booking Media, đánh giá Media Proposal. 3 kỹ năng còn lại sẽ được trau dồi sau. Vì vai trò của Tú không nhất thiết phải đảm nhiệm việc thiết kế đồ hoạ, dựng phim hay triển khai Visual Merchandising và những công việc này cũng đã có người phụ trách. Ngoài ra, cô chỉ làm những công việc này nếu team thiếu người, hay lượng công việc tăng lên đột ngột vào thời gian cao điểm.

Bên cạnh đó, Tú xác định thêm các bộ kỹ năng mở rộng liên quan trực tiếp đến công việc như phát triển website, xây dựng hệ thống e-Commerce, Affiliate Marketing. Vì nhãn hãng cô đang phụ trách muốn mở rộng kênh bán hàng trên các sàn thương mại điện tử lớn.

3. Ưu tiên bộ kỹ năng học tập

Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, con người rất bận rộn nên quỹ thời gian cho việc học trở nên eo hẹp, vì thế cần phải đảm bảo việc học có hiệu quả. Tức là ưu tiên học các kỹ năng tạo ra giá trị cao cho bản thân trong quỹ thời gian eo hẹo đó. 2 tiêu chí quan trọng giúp người học xác định được những kỹ năng cần ưu tiên là: 

  • Tạo ra giá trị cho công việc, cải thiện tính cạnh tranh của bản thân 
  • Thời gian học đủ để đạt được bộ kỹ năng mong muốn

Với Tú, ưu tiên đầu tiên là kỹ năng lên ý tưởng, sáng tạo nội dung và bộ kỹ năng liên quan đến Media tạo ra giá trị lớn, hữu ích cho công việc hiện tại, mà thời gian học lại ít, bối cảnh học đã có sẵn. Cô sẽ học từ những lãnh đạo có chuyên môn cao hơn, từ mối quan hệ với Agency, hay qua các tiền bối trong ngành. 

Cần căn nhắc học các kỹ năng tạo ra giá trị cao cho bản thân
Nguồn: Envato

Ưu tiên tiếp theo là triển khai Visual Merchandising vì có thể học nhanh và bối cảnh cũng sẵn có. Tú có thể học hỏi trực tiếp từ các Agency có tiếng thông qua các đợt đấu thầu (Pitching) dự án, hoặc mời họ về công ty để đào tạo cho team.

Ưu tiên thứ 3 liên quan đến hiểu kiến thức căn bản về website vì thời gian học nhanh. Cô có thể yêu cầu hỗ trợ từ đội ngũ Digital Marketing, IT trong công ty để học cách đọc hiểu thông số trên dashboard của Back-end Website, số liệu thống kê, đúc kết insight quan trọng từ Google Analytics để hiểu tình trạng của website, nguồn traffic đến từ đâu…

Ưu tiên cuối là bộ kỹ năng có giá trị cao nhưng cần phải tốn nhiều thời gian mới có thể học được, đó là về thương mại điện tử. Bối cảnh cần được tạo ra sẽ phải mất thời gian đáng kể: làm việc với bên sàn thương mại điện tử, yêu cầu họ đào tạo để hiểu nguyên tắc tắc vận hành của shop online, cách hoạch định, triển khai khuyến mại và cách vận dụng Affiliate Marketing…

4. Xây dựng lộ trình với bối cảnh dự kiến và thời gian thực tế

Bước cuối cùng trong chiến lược học tập là thể hiện các ưu tiên trên thành một lộ trình đơn giản, với bối cảnh và thời gian dự trù phù hợp. Lộ trình học bao gồm:

Ưu tiên học các kỹ năng tạo ra giá trị cao cho bản thân trong quỹ thời gian hạn hẹp mà mình có.

  • Xác định bộ kiến thức và kỹ năng cụ thể: Người học có thể chia nhỏ các kỹ năng lớn thành kỹ năng nhỏ, với điều kiện là cần biết một bộ kỹ năng lớn được cấu thành bởi những kỹ năng nhỏ nào. Nếu không biết, thì người học không cần chi tiết hoá.
  • Tạo ra bối cảnh để học hỏi kiến thức mới và thực hành kỹ năng trong thực tế.
  • Xác định thời gian: Người học ước tính thời gian học một kỹ năng là bao lâu để theo dõi tiến độ phát triển của bản thân và sắp xếp thời khoá biểu phù hợp với công việc, cuộc sống hàng ngày. Lưu ý, người học không cần phải gò ép bản thân mình phải học quá nhiều trong một lúc, mà nên học với lượng thời gian vừa đủ khi mới bắt đầu nghiêm túc đi theo chiến lược học tập.

Ngoài ra, “trái tim” của lộ trình học tập là “tạo ra bối cảnh”. Để làm được điều này không hề đơn giản, vì thời gian có thể thay đổi linh hoạt, nhưng bối cảnh thực tế để học và áp dụng lý thuyết phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan bên ngoài.

Tóm lại, trong thế giới kinh doanh ngày nay, con người cạnh tranh với nhau rất gay gắt. Dù là đi làm thuê, làm chủ hay freelancer, thì thu nhập, quyền lợi bạn nhận được sẽ phản ánh qua kiến thức và bộ kỹ năng mà bạn sở hữu. Vì thế, xây dựng chiến lược học tập khoa học ngay từ bây giờ là điều cấp thiết đối với marketer.

#design thinking