Thước đo nào cho năng lực lãnh đạo?
Muốn dẫn dắt, phát triển một đội nhóm, doanh nghiệp, tổ chức tuyệt vời, bản thân bạn phải là một người lãnh đạo giỏi. Nhưng, như thế nào là một nhà lãnh đạo giỏi? Làm sao bạn biết được năng lực lãnh đạo của bản thân đang mức độ nào?
Nội dung chính |
1. Cấp độ Position (Chức vụ) |
2. Cấp độ Permission (Chấp nhận) |
3. Cấp độ Production (Hiệu quả) |
4. Cấp độ People development (Phát triển con người) |
5. Cấp độ Pinnacle (Biểu tượng) |
Đừng dùng chức vụ làm thước đo, cũng đừng dùng thâm niên làm tiêu chuẩn. Chức vụ có lớn đến đâu, thì cũng chỉ là nền tảng để những người xung quanh làm theo mệnh lệnh của bạn. Thời gian lãnh đạo dài cũng không thể hiện được năng lực của bạn tốt đến đâu.
Nếu không biết được bản thân mình đang ở đâu trên hành trình lãnh đạo, bạn cũng sẽ không biết được cần phải làm gì để tiếp tục phát triển xa hơn.
Từ những trăn trở này, John Maxwell đã nghiên cứu, đúc kết một mô hình 5 cấp độ về năng lực lãnh đạo, dựa trên mức độ ảnh hưởng mà người lãnh đạo tạo ra với những người xung quanh. Mô hình này không chỉ giúp bạn biết được mình đang ở đâu, mà còn giúp bạn hiểu rõ lộ trình phát triển của bản thân:
1. Cấp độ Position (Chức vụ)
Ở cấp độ này, mọi người đi theo bạn vì họ buộc phải làm như vậy. Thực ra, dù chức vụ, quyền lực lớn đến đâu thì đó cũng chỉ là nền tảng để bạn bắt đầu dấn thân vào con đường lãnh đạo.
2. Cấp độ Permission (Chấp nhận)
Lúc này, mọi người đi theo bạn vì bản thân họ muốn như vậy. Nói cách khác, họ cho phép bạn được quyền lãnh đạo họ. Đây mới thực sự là cấp độ đầu tiên của khả năng lãnh đạo, khi bạn cần xây dựng mối quan hệ, kết nối với những người xung quanh, và tạo ảnh hưởng tích cực đến họ.
3. Cấp độ Production (Hiệu quả)
Mọi người đi theo bạn không chỉ vì mối quan hệ tốt đẹp, mà còn vì những thành quả bạn đã làm được cho tổ chức. Khi bạn cùng đội nhóm của mình vượt qua khó khăn, hoàn thành công việc, thì uy tín, tầm ảnh hưởng của bạn cũng tăng cao.
4. Cấp độ People development (Phát triển con người)
Khi bạn đã có thể vận hành một đội nhóm tốt, hãy tạo ra nhiều nhà lãnh đạo giống như bạn hơn nữa. Lý do rất đơn giản: càng có nhiều lãnh đạo, doanh nghiệp, tổ chức càng đạt được nhiều thành quả hơn. Hơn nữa, khi đầu tư, phát triển thế hệ lãnh đạo kế cận, bạn sẽ thay đổi cuộc sống của những người này, và họ sẽ đi theo bạn vì chính những điều bạn làm cho họ.
5. Cấp độ Pinnacle (Biểu tượng)
Lên đến cấp độ này, mọi người đi theo bạn vì chính bản thân bạn và những gì mà bạn đại diện. Đây là cấp độ khó đạt được nhất, vì nó đòi hỏi thời gian và hành động có chủ đích. Nếu bạn kiên trì bền bỉ phát triển bản thân ở từng cấp độ, và phát triển những nhà lãnh đạo khác qua một thời gian dài, thì rất có thể, bạn sẽ lên đến cấp độ 5.
Cần lưu ý, các cấp độ được xây dựng trên nền tảng những cấp độ trước. Vì vậy bạn cũng không thể nhảy cóc, bỏ qua bất kỳ cấp độ nào, mà phải lần lượt tiến lên từng cấp độ.
Chi tiết về các cấp độ năng lực lãnh đạo này sẽ được giải thích cặn kẽ trong Khóa học “Leadership Pyramid: Kim tự tháp Lãnh đạo”. Khóa học sẽ phân tích cặn kẽ những lợi thế, thách thức ở từng cấp độ trong hành trình lãnh đạo, và hướng dẫn bạn từng bước phát triển năng lực lên những nấc cao hơn.
Chia sẻ bởi Anh Nguyễn Khắc Long, là đại diện được chứng nhận toàn cầu của cả 3 bậc thầy về phát triển năng lực cá nhân, kinh doanh và lãnh đạo: Jack Canfield, Brian Tracy và John Maxwell. Anh Nguyễn Khắc Long hiện là CEO, đồng sáng lập Học viện đào tạo OlymWorld, làm việc với hàng vạn học viên là các chuyên viên, quản lý & lãnh đạo doanh nghiệp.
Marketing Fundamentals
Khái quát mô hình 7P Marketing ngành dịch vụ