Con đường nghề nghiệp Marketing (Client)

Con đường nghề nghiệp Marketing (Client)

Bài viết cung cấp một bức tranh tổng thể về lộ trình, những kỹ năng và tố chất cần có để bạn có thể dễ hình dung nhất về con đường nghề nghiệp trong thế giới Marketing.

1. Con đường nghề nghiệp

1.1 Thực tập sinh Marketing (Intern / Marketing Assistant)

- Kinh nghiệm 0 - 2 năm
Khi mới ra trường các bạn sẽ bắt đầu ở vị trí thực tập, trợ lý phòng Marketing, công việc của bạn lúc này đơn giản là theo dõi và báo cáo hoạt động Marketing. Một số bạn trẻ tài năng có thể nhảy qua bước này nếu có đủ tố chất vượt qua được vòng thi tuyển dụng Management Trainee của những tập đoàn lớn.

Con đường nghề nghiệp Marketing (Client)

1.2. Nhân viên Marketing (Marketing Executive) / Trợ lý Trưởng nhãn hàng (Assistant Brand Manager)

- Kinh nghiệm: 1 - 2 năm
Tùy vào khả năng và trình độ của bạn, bạn có thể được cân nhắc lên các vị trí cao hơn như nhân viên Marketing hay trợ lý Trưởng nhãn hàng. Các bạn sẽ được thực thi và giám sát các dự án nhỏ và riêng lẻ. Nếu là một trợ lý giỏi, bạn có thể được giao quản lý một thương hiệu nhỏ trong công ty. Đây là bước đệm, nếu thành công bạn sẽ chính thức đạt đến vị trí trưởng nhãn hàng.

Bạn yêu thích Marketing nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Đừng lo! Bài viết này sẽ giới thiệu các khóa học nền tảng dành cho người mới bắt đầu, giúp bạn hiểu rõ kiến thức cơ bản và mở cánh cửa bước vào thế giới Marketing đấy nhé!

1.3. Trưởng nhãn hàng (Brand / Product Manager)

- Kinh nghiệm: Tối thiểu 3 năm
Ở vị trí này, bạn gần như đã rành rẽ việc định hướng thương hiệu, lập kế hoạch, quản lý, giám sát và bớt đi những trách nhiệm thực thi, báo cáo, nhường cho các bạn trẻ trong team.

Con đường nghề nghiệp Marketing (Client)

1.4. Trưởng nhãn hàng cấp cao (Group / Senior Brand Manager) / Trưởng ngành hàng (Category Head / Business Director)

- Kinh nghiệm: 5 - 7 năm
Nếu chứng tỏ được bản thân qua sự tăng trưởng của nhãn hàng hằng năm, các bạn sẽ được cân nhắc lên các cấp quản lý cao hơn, được quản lý nhiều nhãn hàng hơn và cuối cùng là toàn ngành hàng.

1.5. Giám đốc Marketing (Marketing Manager / Director)

- Kinh nghiệm: 9 - 10 năm
Tương tự như trên, sự thành công của ngành hàng sẽ đưa bạn lên vị trí giám đốc marketing, CMO. Lúc này, bạn không chỉ quản lý các hoạt động Marketing mà còn góp phần vào định hướng chiến lược cho công ty.

Con đường nghề nghiệp Marketing (Client)

Làm Marketing ở Agency là làm gì? Hãy xem ở bài viết này nhé!

Đó là một bức tranh tổng thể, giúp bạn dễ hình dung nhất về con đường nghề nghiệp trong thế giới Marketing. Vậy để bứt phá trên con đường này, bạn cần có tố chất và chuẩn bị kỹ năng gì?

2. Tố chất và kỹ năng cần chuẩn bị

2.1. Tố chất

Với mỗi ngành nghề, mỗi nhà tuyển dụng sẽ có những câu trả lời khác nhau. Bài viết sẽ đưa ra một số tính chất tham khảo mong sẽ giúp ích cho các bạn trên con đường sự nghiệp:

  • Tinh thần học hỏi: Mọi thứ luôn thay đổi từ thị trường, người tiêu dùng, công nghệ cho đến đối thủ. Theo đó, phân khúc, định vị, nhu cầu, thói quen và cách tiếp cận của chúng ta với người tiêu dùng cũng phải liên tục đổi thay. Vì vậy, bạn cần phải tự trau dồi kiến thức hằng ngày và nên có sự tò mò cực lớn về thị trường và người tiêu dùng. Hãy luôn đặt ra những câu hỏi: "Tại sao và vì sao?".
  • Kiên định và quyết đoán: Suy cho cùng sự đúng sai trong marketing chỉ mang tính tương đối, ý tưởng tốt cho nhãn hàng này, chưa chắc tốt với nhãn hàng khác, mô hình này áp dụng hiệu quả doanh nghiệp này, nhưng phải điều chỉnh khi đưa sang danh nghiệp khác. Điều làm các bạn thành công phải là luôn có lựa chọn cho riêng mình và theo đuổi đến cùng.
  • Sự linh hoạt và cởi mở: Nghe có vẻ hơi đối lập với tính chất số 2. Tuy nhiên, chúng là những yếu tố bổ sung cho nhau. Kiên định không có nghĩa là bảo thủ, cho rằng chỉ có một cách duy nhất để đạt kết quả, sự linh hoạt cần có vì sự thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh. Vì sẽ có lúc, bạn phải sáng tạo, vượt qua định kiến, khuôn khổ của bản thân để đón nhận những điều mới mẻ.

Con đường nghề nghiệp Marketing (Client)

Marketing là làm quảng cáo, TVC, sự kiện, PR, Digital, SEO, Viral, Seeding... hay là quản lý ngân sách lớn, hợp tác với agency danh tiếng? Vậy Marketing là làm gì? Cùng tìm hiểu bài viết này nhé!

2.2. Kỹ năng

Marketing là ngành nghề yêu cầu rất cao về kỹ năng, 3 kỹ năng gợi ý dưới đây bạn cần tham khảo và trau dồi để có thể tiến xa trong thế giới này:

  • Khả năng phân tích tốt: Mỗi ngày bạn luôn phải đối mặt với hằng hà sa số những vấn đề khác nhau, một mớ hỗn độn về dữ liệu thị trường, tình hình kinh doanh, đối thủ. Bạn phải có khả năng chọn lọc, phân tích và đưa ra quyết định kịp thời và phù hợp.
  • Kỹ năng truyền đạt tốt: Trong công việc Marketing, bạn là nhạc trưởng, chỉ huy dàn nhạc với vô vàn đối tác trong và ngoài công ty. Để đảm bảo bài nhạc xuất sắc, nhạc trưởng phải đảm bảo các nhạc công hiểu chính xác ý tưởng của mình và ngược lại, nhạc trưởng cần lắng nghe các nhạc công để có những điều chỉnh phù hợp.
  • Lãnh đạo giỏi: Bạn sẽ gặp rất nhiều người, làm việc với nhiều kiểu tính cách khác nhau từ giám đốc tài chính kỹ lưỡng, giám đốc sáng tạo bảo thủ cho đến anh nhân viên bán hàng bình dân. Bạn phải biết khéo léo lắng nghe và làm việc được với tất cả mọi người. Trên hết, bạn phải tìm được điểm mạnh của họ để dẫn dắt, định hướng, không chỉ trong team mà còn với agency và các phòng ban khác.

Con đường nghề nghiệp Marketing (Client)

Suy cho cùng, kỹ năng rất quan trọng, nhưng trên hết, bạn phải tìm được Đam Mê trong chính ngành nghề này. Vốn dĩ bản chất của Marketing là thử thách, khi thì tăng thị phần, lúc thì rớt số, trễ tiến độ, cắt giảm ngân sách, nếu không có đam mê, bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc. Lửa đam mê là thứ gắn bó chúng ta với ngành, thương hiệu, giúp ta vượt qua khó khăn, thôi thúc ta không được hài lòng, luôn tìm kiếm nhiều điều mới lạ, sáng tạo hơn để trở thành người dẫn đầu.

Đến đây, các bạn có thể nắm được phần nào con đường nghề nghiệp của người làm Marketing tại Client và những tố chất, kỹ năng nên chuẩn bị từ bây giờ. Nếu muốn tìm hiểu chi tiết hơn về thế giới Marketing đầy màu sắc này, hãy tham khảo series video "Passport to Marketing" nhé.

"Passport to Marketing", series video chia sẻ từ những người dẫn đường kinh nghiệm, sẽ là "giấy thông hành" giúp bạn sải bước tự tin vào thế giới Marketing đầy màu sắc, với những hiểu biết nền tảng và định hướng nghề nghiệp rõ ràng về nơi bạn muốn đến. Đăng ký xem miễn phí ở link bên dưới.

#Client vs Agency     #nghề nghiệp marketing     #Vào ngành Marketing