Slide trước Slide tiếp
  • Nội dung học
  • Trợ giúp
    Bạn có thắc mắc khi đang học?
    Hướng dẫn cách học Những câu hỏi thường gặp Email cho giáo vụ
    • Đăng nhập
    • Đăng ký
  • Đăng xuất
  • Quy trình Khám phá Insight 3-D

  • 1. Introduction of Insight 3D
    • 1.1   Introduction of Insight 3D
  • 2. The 3D Process
    • 2.1   The 3D Process & Levels of Information
    • 2.2   Applications of Insight
    • 2.3   Slide Bài giảng
  • 3. Direction
    • 3.1   Why do you need an Insight Brief?
    • 3.2   Defining Target
    • 3.3   Defining Insight Objectives
    • 3.4   Team Set-up & Kick-off Meeting
    • 3.5   Slide Bài giảng
  • 4. Discovery
    • 4.1   The 4 boxes of Knowledge
    • 4.2   Internal Discovery - Capturing Data
    • 4.3   Internal Discovery - Review Meeting
    • 4.4   6 Ways to External Discovery
    • 4.5   Digging deeper with right questions
    • 4.6   Filling up the 4 boxes of Knowledge
    • 4.7   Slide Bài giảng
  • 5. Distillation
    • 5.1   Preparing an Insight Workshop
    • 5.2   Running an Insight Workshop
    • 5.3   Examples of an Insight Workshop
    • 5.4   Crafting an Insight Statement
    • 5.5   What makes a good Insight?
    • 5.6   Slide Bài giảng
  • 6. Wrap-up of Insight 3D
    • 6.1   Wrap-up of Insight 3D


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...

Buổi 4 - Discovery

Digging deeper with right questions


Bạn vui lòng đăng ký mua để có thể xem nội dung hoàn chỉnh.

Thảo luận
Micoem HN 26/05/2017

Hi chị Thùy Anh, Chị có thể cho em hỏi thêm về ý là quan sát thêm các ngành hàng khác khi observe được không ạ? Em không hiểu về ý này lắm ạ.

Thanks chị.

Thái Thùy Anh 06/06/2017

Hi em,

Ý ở đây là hãy quan sát, đặt câu hỏi về những ngành hàng lân cận có cùng nhu cầu hay thoả mãn những nhu cầu liên quan. Ví dụ: với đối tượng mục tiêu là những người phụ nữ thích chăm sóc làn da, chúng ta có thể hỏi đối tượng mục tiêu trong nhiều ngành hàng khác nhau như sữa rửa mặt, kem dưỡng thể, kem dưỡng da, serum (đều có công dụng dưỡng da) hoặc là những ngành hàng làm đẹp khác chẳng hạn như dưỡng da qua spa, tập yoga… thì chúng ta sẽ có được những cái nhìn mới mẻ hơn về ngành hàng của chúng ta.

Chị trả lời thế em đã hiểu hơn vấn đề chưa?

Thuỳ Anh 

Nguyễn Văn Tùng 18/06/2017

Hi chị, em có vài thắc mắc mong chị giải đáp:

1. Thường khi đặt câu hỏi why với 1 observation em thấy có 2 kiểu:

- Tại sao bạn làm như vậy? Kiểu này cho ra need/want hoặc motivation của người được hỏi.

- Tại sao bạn nghĩ A là B ? Kiểu này cho ra quan điểm của người được hỏi về điều gì đó.

Và em tìm hiểu có trường hợp cả 2 đều đào ra insight được, nhưng điều em thắc mắc là hiệu quả của nó khác nhau thế nào giữa quan điểm và motivation?

2. Mình nên hỏi why hay why not với 1 observation?

Vd: Trong situation ở Nhật, con gái ăn hamburger rất chậm, mỗi lần một chút.

Tại sao con gái Nhật phải ăn từng chút một? (Why)

Tại sao con gái Nhật không ăn một lần 1 miếng bự? (Why not)

Trong trường hợp này em thấy câu trả lời là như nhau vì họ sợ bị đánh giá khi há miệng rộng lúc ăn. Vậy nó khác gì nhau hả chị?

3. Em hiểu So what là why is that so important có đúng khong chị? Nếu đúng thì nó khác gì mình hỏi why khong chị?

Em cảm on chị!

 

Thái Thùy Anh 20/06/2017

Hi em,

Chị trả lời từng câu hỏi của em thế này nhé. 

1. Bản chất của câu hỏi WHY là để tìm hiểu về lý do tại sao một người làm một cái gì đó, hay như em nói, để tìm ra need/want hay motivation. Loại câu hỏi này rất hiệu quả khi mình hỏi người tiêu dùng trong những ngành hàng high involvement, tức là những ngành hàng người tiêu dùng bỏ nhiều suy nghĩ đắn đo tìm hiểu trước khi quyết định mua 1 sp nào đó, (VD: sản phẩm công nghệ cao). Khi hỏi câu hỏi WHY với người sử dụng những ngành hàng này, sẽ giúp mình tìm ra được lý do vì sao họ lại hành động/suy nghĩ như vậy. 

Tuy nhiên, đối với ngành hàng low involvement, tức là những ngành hàng mà người ta mua theo cảm tính, không quyết định nhiều (ví dụ đường, khăn giấy...), khi mình cố đào sâu bằng việc hỏi WHY, sẽ dễ làm cho người ta cố gắng nghĩ ra câu trả lời mà không đúng sự thật, vì bản chất người ta không suy nghĩ nhiều khi mua hàng. Do đó sẽ có những trường hợp, mình nên chuyển sang dạng câu hỏi vì sao nghĩ A là B để tránh người tiêu dùng trả lời câu hỏi một cách gượng ép

2. Why và why not là 2 cách hỏi, 2 cách dùng từ khác nhau. Đôi lúc dùng cả 2 để check lại xem những gì người tiêu dùng nói trước đó là có đúng hay không, có hợp lý hay không, có logical không. Hỏi 2 câu này, có khi sẽ cho ra kết quả giống nhau (như ví dụ của em), có khi sẽ cho ra kết quả khác nhau. Ví dụ: tại sao ăn hamburger nhỏ, khi đó câu trả lời của người tiêu dùng sẽ tập trung vào việc ăn hamburger nhỏ. Nhưng nếu em hỏi, ủa sao không ăn hamburger lớn, người ta sẽ tập trung vào hamburger lớn. Ngoài ra khi hỏi Why not, nó sẽ làm cho người ta suy nghĩ nhiều hơn, rational nhiều hơn vì nó đi ngược lại hành động bình thường cuả người ta

3. Why là lý do trước khi một hành động gì đó xảy ra, còn so what là what is next?

Chị trả lời vậy em có hiểu vấn đề hơn chưa?

Trên brandsvietnam có khoá hoc "Kỹ thuật đặt câu hỏi đào sâu Insight" của chị Nguyễn Hoàng Anh, là Senior Manager ở Nielsen. Chị nghĩ em nên học khoá đó của chị ý, sẽ có nhiều thông tin chi tiết hơn về các cách phỏng vấn người tiêu dùng

Thuỳ Anh

Nguyễn Văn Tùng 11/07/2017

Em đã hiểu rõ hơn, em cảm ơn chị nhiều!

Bùi Thị Hoàng yến 18/11/2017

Dear chị Anh,

Về việc nghiên cứu Consumers, em rất thắc mắc là làm sao mình có thể thuyết phụ người khác(đối tượng mục tiêu) làm khảo sát và ngồi lại trả lời sâu về những câu hỏi của mình được ạ? Em thấy các phương pháp hiện nay để thuyết phục ai đó làm khảo sát là cho quà hoặc trả tiền nhưng đây chỉ phù hợp với người có thu nhập thấp và rảnh rỗi như bà nội trợ hay ông xe ôm. Còn đối với những người như nhân viên văn phòng, người đi làm bận rộn thì vốn dĩ không ai muốn dành thời gian để động não và trả lời câu hỏi không liên quan gì đến họ cả, và thật chất họ cũng không cần quà hay tiền sau mỗi lần khảo sát.

Em mong nhận được câu trả lời của chị, em cám ơn chị.

Thái Thùy Anh 24/11/2017

Hi Yến,

Có rất nhiều các công ty nghiên cứu thị trường của VN quy mô nhỏ có dịch vụ tuyến đáp viên cho em. Em cho họ tiêu chí em cần và họ sẽ đi tìm người để cho em nói chuyện. Họ tính tiền em theo đầu người và các dịch vụ em cần họ cung cấp, ví dụ tuyển người không thôi, hay cần ghi note lại, vv..vvv Chi phí cho việc kiếm người này thường rẻ thôi

Thông qua nhiều lần nói chuyện với các bạn làm việc ở các agency dạng này, chị thấy họ có một mạng lưới nhiều cộng tác viên phía dưới, khi họ cần tìm một người tiêu dùng với một tiêu chí nhất định, thông thường những cộng tác viên này sẽ tìm một vòng trong mạng lưới bạn bè, người thân của họ, hoặc nhờ bạn bè/người thân của họ nếu biết ai thì giới thiệu giùm. Đó là cách họ tìm ra người cho mình. Chị nghĩ tiền bạc không phải là yếu tố chính để một người nhận nói chuyện với mình, mà chủ yếu vẫn là do quan hệ với các cộng tác viên mà đồng ý, vì thật ra công việc cũng không vất vả gì, coi như giúp đỡ nhau ngồi nói chuyên chơi vậy thôi. Nói chung tiếp cận vấn đề theo cách là giúp đỡ/quan hệ chứ không phải làm để kiếm tiền.

Nếu công ty em không có chi phí nhờ qua công ty tìm người thì em vẫn có thể nhờ trong hệ thống bạn bè, người thân của em xem có ai biết người như em cần không và nhờ họ giới thiêu. Chị thỉnh thoảng cần làm project gấp và không quan trọng cũng hay kiếm lòng vòng tròng network của mình như vậy. Có điều em lưu ý không được để người mình sắp nói chuyện biết background công việc thật sử của mình để tránh bias

Hi vọng chia sẻ của chị giúp ích được phần nào cho em

Thuỳ Anh


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...