Slide trước Slide tiếp
  • Nội dung học
  • Trợ giúp
    Bạn có thắc mắc khi đang học?
    Hướng dẫn cách học Những câu hỏi thường gặp Email cho giáo vụ
    • Đăng nhập
    • Đăng ký
  • Đăng xuất
  • Quy trình Khám phá Insight 3-D

  • 1. Introduction of Insight 3D
    • 1.1   Introduction of Insight 3D
  • 2. The 3D Process
    • 2.1   The 3D Process & Levels of Information
    • 2.2   Applications of Insight
    • 2.3   Slide Bài giảng
  • 3. Direction
    • 3.1   Why do you need an Insight Brief?
    • 3.2   Defining Target
    • 3.3   Defining Insight Objectives
    • 3.4   Team Set-up & Kick-off Meeting
    • 3.5   Slide Bài giảng
  • 4. Discovery
    • 4.1   The 4 boxes of Knowledge
    • 4.2   Internal Discovery - Capturing Data
    • 4.3   Internal Discovery - Review Meeting
    • 4.4   6 Ways to External Discovery
    • 4.5   Digging deeper with right questions
    • 4.6   Filling up the 4 boxes of Knowledge
    • 4.7   Slide Bài giảng
  • 5. Distillation
    • 5.1   Preparing an Insight Workshop
    • 5.2   Running an Insight Workshop
    • 5.3   Examples of an Insight Workshop
    • 5.4   Crafting an Insight Statement
    • 5.5   What makes a good Insight?
    • 5.6   Slide Bài giảng
  • 6. Wrap-up of Insight 3D
    • 6.1   Wrap-up of Insight 3D


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...

Buổi 4 - Discovery

The 4 boxes of Knowledge


Bạn vui lòng đăng ký mua để có thể xem nội dung hoàn chỉnh.

Thảo luận
Doãn Quang Huy 01/06/2016

Chị Thùy Anh ơi,

Em muốn tìm hiểu thêm mô hình The 4 boxs of knowledge, chị có tài liệu nào chuẩn cho em xin để tìm hiểu thêm với ạ. Nếu có ví dụ thì hay quá ạ. Cái này quan trọng mà qua slide của chị e chưa hiểu rõ lắm. Mail của em [email protected]

Em cảm ơn chị.

Thái Thùy Anh 07/06/2016

Chị giải thích ở dưới đây nhé Huy

Lê Đăng Khoa 06/06/2016

Chào bạn,

Bài giảng rất hay.Mình cũng muốn tìm hiểu  sâu thêm The 4 boxs of knowledge. bạn có thể cho mình xin tài liệu không. Mail: [email protected]

Chân thành cảm ơn.

Thái Thùy Anh 07/06/2016

Chào bạn,

Thật ra mình không có tài liệu cụ thể nào trong tay giải thích về cái này cả. Do mình học từ người đi trước và tìm hiểu thêm trên mạng thôi. Nhưng mình sẽ tóm tắt lại ở đây để bạn và có thể là các bạn khác có cùng câu hỏi dễ hiểu hơn nhé:

- Ô đầu tiên: What you know: tức là những thứ bạn đã biết. Chẳng hạn bạn đã có thông tin về thị trường, đã có những hiểu biết nhất định về consumers thông qua những nghiên cứu thị trường có sẵn, những thông tin bạn kiếm được trên mạng, báo chí... Những kiến thức đã biết trước khi bạn bắt tay vào quá trình tìm kiếm insight, bạn sẽ bỏ vào ô này.

- Ô thứ 2: What you know you don't know: tức là những thứ bạn biết là bạn chưa biết. Ví dụ bạn biết là bạn cần phải tìm hiểu tại sao mẹ thường hay cho con uống sữa vào buổi tối trước khi đi ngủ vì thông tin này là quan trọng, nhưng hiện giờ dựa vào các nguồn thông tin bạn có trong tay bạn không trả lời được câu hỏi này. Như vậy bạn sẽ bỏ thông tin này vào ô thứ 2. Đây là để bạn nhớ khi bước vào quá trình tìm kiếm insight, bạn sẽ chú ý đi tìm câu trả lời cho thông tin này. Chẳng hạn khi bạn đi nói chuyện với consumers, bạn sẽ đào sâu để hiểu tại sao mẹ lại làm như thế.

- Ô thứ 3: What you know you don't know: đây là những thông tin mà hiện giờ bạn không biết là bạn không biết. Bạn có thể thấy rằng 2 ô trên có thể được điền trước khi bạn bắt đầu bắt tay vào quá trình khám phá, tìm kiếm insight vì bạn biết những gì bạn đã biết và những gì bạn cần tìm. Ô thứ 3 này là ô để bạn điền vào những kiến thức mà bạn tìm được trong lúc đi tìm kiếm insight, là những thứ mà bạn không biết trước đây. Ví dụ, trong lúc đi thăm người tiêu dùng ở miền Tây, bạn tình cờ phát hiện ra được người ta thường pha cafe trong cả cái ca lớn và uống cả tiếng đồng hồ hoặc hơn, vừa uống vừa làm việc khác, chứ không phải như ở những nơi khác là pha cafe trong ly đá thông thường. Bạn chưa bao giờ biết là người miền Tây có thói quen uống cafe khác với các vùng miền khác, nên bạn cũng không biết là phải đào sâu tìm hiểu vấn đề này, cho đến khi bạn gặp người tiêu dùng và phát hiện ra. Như vậy thông tin này sẽ để vào ô 3 chứ không phải ô 2

- Ô thứ 4: What I know is wrong: đây là ô để bạn điền vào những thông tin bạn tưởng là bạn đã biết, nhưng sau khi tìm hiểu thông tin, nói chuyện với người tiêu dùng, bạn phát hiện ra bạn sai. Ví dụ, bạn luôn giả định rằng người tiêu dùng mua gói dầu gội đầu nhỏ là để di du lịch cho tiện, cho đến khi bạn nói chuyện với người tiêu dùng ở nông thôn và bạn phát hiện ra người ta mua vì nó giúp họ kiểm soát được lượng dầu gội mỗi lần sử dụng, hoặc vì có nhiều đại gia đình lớn bao gồm nhiều gia đình nhỏ sống cùng, họ xài những gói dầu gội nhỏ để không phải dùng chung với gia đình khác, hoặc bị dùng nhầm...

Hi vọng giải thích của mình giúp bạn hiểu vấn đề hơn

Thuỳ Anh

Xin sếp đừng đổi pass Sieu Quay 05/07/2016

Chào chị Thùy Anh.

Em đang làm bên mĩnh vực Digital và em thấy tìm kiếm Insight là rất quan trọng. Chị tài liệu thêm nào để em có thể đọc về vấn đề Insight không ạ. Mail của em là [email protected] Em chân thành cảm ơn chị. Chúc chị có nhiều niềm vui trong cuộc sống

Thái Thùy Anh 06/07/2016

Chào em,

Thật ra khoá học này chị tổng hợp lại từ kiến thức thực tế và các tài liệu mà chị có. Nên có thể nói các tài liệu của chị đều nằm trong nội dung của khoá học này hết rồi.

Nếu em có câu hỏi gì muốn hỏi thêm về business của em thì có thể share trên đây. Nếu chị biết chị sẽ giúp em

Cheers

Thuỳ Anh


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...