Slide trước Slide tiếp
  • Nội dung học
  • Trợ giúp
    Bạn có thắc mắc khi đang học?
    Hướng dẫn cách học Những câu hỏi thường gặp Email cho giáo vụ
    • Đăng nhập
    • Đăng ký
  • Đăng xuất
  • Quy trình Khám phá Insight 3-D

  • 1. Introduction of Insight 3D
    • 1.1   Introduction of Insight 3D
  • 2. The 3D Process
    • 2.1   The 3D Process & Levels of Information
    • 2.2   Applications of Insight
    • 2.3   Slide Bài giảng
  • 3. Direction
    • 3.1   Why do you need an Insight Brief?
    • 3.2   Defining Target
    • 3.3   Defining Insight Objectives
    • 3.4   Team Set-up & Kick-off Meeting
    • 3.5   Slide Bài giảng
  • 4. Discovery
    • 4.1   The 4 boxes of Knowledge
    • 4.2   Internal Discovery - Capturing Data
    • 4.3   Internal Discovery - Review Meeting
    • 4.4   6 Ways to External Discovery
    • 4.5   Digging deeper with right questions
    • 4.6   Filling up the 4 boxes of Knowledge
    • 4.7   Slide Bài giảng
  • 5. Distillation
    • 5.1   Preparing an Insight Workshop
    • 5.2   Running an Insight Workshop
    • 5.3   Examples of an Insight Workshop
    • 5.4   Crafting an Insight Statement
    • 5.5   What makes a good Insight?
    • 5.6   Slide Bài giảng
  • 6. Wrap-up of Insight 3D
    • 6.1   Wrap-up of Insight 3D


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...

Buổi 3 - Direction

Why do you need an Insight Brief?


Bạn vui lòng đăng ký mua để có thể xem nội dung hoàn chỉnh.

Thảo luận
Nguyễn Thị Ngọc Hồng 14/05/2016

Cho mình hỏi. Clip chỉ có hơn 2 phút? Mình chỉ xem được đến đoạn bắt đầu vào Insight brief    nhưng không xem được cách hướng dẫn xây dựng brief

Brands Vietnam 14/05/2016

Hướng dẫn xây dựng Insight Brief ở ngay slide sau bạn nhé. Có 2 thành phần chính là Target và Objectives, mà chị Thuỳ Anh giảng rất kỹ cùng ví dụ. :)

Nguyễn Thị Ngọc Hồng 16/05/2016

Lam sao để xem file 3.2

Thái Thùy Anh 19/05/2016

Em ơi ở phần phía trên màn hình có 2 nút đỏ "Slide trước" và "Slide tiếp", em nhấn vào nút "Slide tiếp" nó sẽ ra phần tiếp theo của bài học nhé. 

Nguyễn Hoàng Vũ 26/08/2016

Cô giáo ơi, có thể lấy VD cụ thể mà Cô giáo đã tìm ra INS 3D của 1 dự án cụ thể không ?

Thái Thùy Anh 27/08/2016

Chào bạn,

Có câu hỏi cụ thể nào mà bạn muốn biết ở đây không? Vì trong bài có rất nhiều các ví dụ về Insights, và có hẳn 1 ví dụ về tìm ra Insight của Vitamin C từ bước đầu đến bước cuối. Nên mình chưa hiểu rõ lắm câu hỏi của bạn cụ thể là bạn muốn biết thêm điều gì.

1 trong những dự án insight mà mình đã làm, và áp dụng vào 1 chiến dịch marketing campaign trên thực tế đó là vào 2008 cho nhãn hàng sữa nước Cô Gái Hà Lan. Vào thời điểm đó Ngày của mẹ chưa hề phổ biến ở Việt Nam như bây giờ. Người tiêu dùng VN chưa có thói quen celebrate và thể hiện sự biết ơn đến với mẹ như hiện nay. Lúc đó, ngày lễ cho phụ nữ chỉ có 8/3. 20/10 cũng chưa được đón nhận lắm. Vào 2007, trong 1 dự án đi tìm insight của các bà mẹ để tìm ra ý tưởng marketing cho 2008, tụi mình đã tìm ra được 1 insight, đó là các bà mẹ VN mặc dù không bao giờ nói ra, không bao giờ đòi hỏi, nhưng trong lòng họ rất mong muốn chồng con mình ghi nhận và appreciate những đóng góp của họ cho gia đình. Dựa trên insight đó, tụi mình đã làm ra 1 chiến dịch marketing là "Thanh you mom". Ý tưởng chính là khuyến khích mọi người hãy nói lời cám ơn đến mẹ mình vào Ngày của mẹ. Ngoài quảng cáo trên TV, Print ad... CGHL cũng có 1 chiến dịch activation là mọi người có thể vào trang web của CGHL để đăng kí, vào đúng ngày của mẹ, CGHL sẽ đem 1 bó hoa đến tận nhà để tặng chọ mẹ của những người có đăng kí trước. Đồng thời cũng có 2 events lớn ở thương xá Tax cũ ở TPHCM và Tràng Tiền Plaza ngoài HN, cùng 1 loạt các siêu thị lớn trên toàn quốc.... Campaign được đánh giá là thành công và tạo được tiếng vang ở thời điểm đó vì chưa có nhãn hàng nào đánh vào insight này của các bà mẹ. Plan lúc đầu là năm nào CGHL cũng sẽ làm 1 cái  gì đó vào Ngày của mẹ để dần dần sở hữu lấy ngày này cho chính mình. Tiếc là sang 2009, với sự thay đổi team Marketing, cùng những sự thay đổi trên thị trường cạnh tranh, brand team của CGHL đã quyết định ngưng chương trình này lại để tập trung sức lực vào những trận chiến lớn hơn.

Hi vọnh mình đã trả lời đúng câu hỏi của bạn.

Thuỳ Anh

Kim Ngân 16/06/2017

Chị ơi, cho em hỏi là:

- Ứng với mỗi mục tiêu khác nhau thì định hướng để tìm insight nó sẽ khác nhau. Rồi cũng trong slide trước chị có chia sẻ về ứng dụng của insight (định vị, innovation, communication,activation,..) vậy có phải là khi mình làm 1 điều gì đó ví dụ như mục tiêu giờ là định vị em sẽ tìm 1 insight để thực hiện điều đó, rồi khi cần comminication sẽ tìm insight với mục tiêu này không ạ?

- Em có thể kết hợp các mục tiêu ấy lại và tìm ra một insight duy nhất không ạ? Hay là kiểu khi em cần thì em cứ tìm sight thôi, miễn sao nó hỗ trợ nhau và luôn tuân theo định vị, DNA của Brand là được ạ?

- Em có nghe nhiều loại insight: consumer insight, product insight, communication insight,... đó là những insight được tìm theo từng mục đích khác nhau thôi phải không chị? Nếu vậy, có insight nào là bao quát hơn không? Theo em cảm nhận thì có vẻ consumer insight là insight bao quát những cái còn lại, có đúng không chị?

Đối với em, đây là phần em cảm thấ rối nhiều, nên câu hỏi em đôi khi cũng bị rối theo, mong chị thông cảm ạ. 

Thái Thùy Anh 20/06/2017

Hi em Ngân,

Câu hỏi đầu tiên của em, câu trả lời là đúng rồi

Câu hỏi thứ 2, phần đầu, câu trả lời là không được, phần hai câu trả lời là đúng rồi

Câu hỏi thứ 3, tất cả các loại insight mà em liệt kê ra đều được gọi là consumer insight, tức là insight của người tiêu dùng :-) Loại insight bao quát nhất là insight được dùng để xây dựng nên bộ định vị thương hiệu đấy. Thật ra thì lý do chính mình cần tìm insight cho các hoạt động khác như activation, product… là vì nếu em chỉ dựa trên core insight của brand thì khá là chung chung để có thể phát triển ra những hoat động phù hợp trên thực tế. Chẳng hạn như khi em tìm insight để phát triển kế hoạch activation (hoạt động trải nghiêm thương hiệu), thì em cần biết là ở từng kênh khác nhau (siêu thị, trường học, bệnh viện, trên digital…) người tiêu dùng mục tiêu của em thích gì, làm gì. Hay khi em phát triển sản phẩm mới, em cần biết họ đang sử dụng sp của em như thế nào, họ có những pain points gì…. Những cái đó đi sâu vào chi tiết cụ thể hơn là insight tổng quát cho định vị thương hiệu rất nhiều. 

Chị giải thích thế không biết em có hiểu rõ hơn không?

Thuỳ Anh

Nguyễn Thư 13/10/2017

Em chào chị,

Cảm ơn chị đã cho em một cái nhìn rất tổng quan về Insight brief. Em muốn hiểu sâu hơn về phân khúc target. Ví dụ, em hướng đến các bậc phụ huynh có con nhỏ từ 6-13 tuổi. Theo đó, em phân khúc độ tuổi từ 25 đến 50 (tính theo trung bình độ tuổi kết hôn là 22 để có con 6 tuổi nên giới hạn từ 25 và mức tuổi tối đa có thể sinh con là 40 thì để có con 13 tuổi thì đối tượng tối đa 50 tuổi). Với độ tuổi đó, em nên tìm hiểu media approach và behavior của họ theo hướng họ là Generation X và Millenial hay tìm hiểu hành vi khi họ đến một độ tuổi như adult, middle age. 

Trong phân khúc 25-50, em thấy có 2 phân đoạn về độ tuổi. Em có nên chỉ giới hạn trong 1 phân đoạn: 1 là middle age, 2 là adult hay không? Vì nếu chọn cả 2, em thấy khá confuse.

Ngoài ra, em chọn phân khúc ở cả thành thị và nông thôn. Nhưng 2 phân khúc này tiếp cận truyền thông khác nhau thì khi xây dựng chiến dịch em sẽ phân ra 2 cách thức khác nhau. Thì lựa chọn cả 2 vẫn được đúng không chị?

Mong nhận được hồi âm sớm từ chị. Cảm ơn chị.

Thái Thùy Anh 26/10/2017

Hi em,

Xin lỗi em chị trả lời hơi muộn. 

Chị trả lời từng ý của em thế này nhé

- Thứ 1, nếu mình tìm insight cho cả một dải phân khúc tứ 25 đến 50 là rất rộng, trong đó sẽ có những group người khác nhau. Những người mới ở độ tuổi late 20s early 30s không thể gộp chung với những người ở đô tuổi late 40s vì lo lắng, mong muốn của họ trong cuộc sống sẽ hoàn toàn khác. Chị hiểu cơ sở em chọn tuổi đến 50, nhưng trên thực tế số lượng người ở VN 40 tuổi mới có con chắc chắn là không nhiều, nên không cần phải mở rộng ra đến tận 50. 

- Thứ 2, về mặt target audience em chỉ nên chọn 1 nhóm, không thể dàn trải từ 25 đến 50. Nhóm nào tuỳ thuộc vào business của em và brand personality

- Thứ 3, một nhãn hàng hoàn toàn có thể đánh cả thành thị và nông thôn, nhưng em phải cận thẩn khi xây dựng chiến dịch truyền thông, làm sao để cách thức thực hiện không ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu. Có nhiều trường hợp khi mình đi qúa thiên về nông thôn thì sẽ làm cho hình ảnh thương hiệu bị rẻ tiển đi và không còn phù hợp với khách hàng thành thị nữa.

Không biết chị giải thích thế em còn muốn hỏi thêm sâu gì về đoạn phân tuổi nữa không?

Thuỳ Anh 


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...