Slide trước Slide tiếp
  • Nội dung học
  • Trợ giúp
    Bạn có thắc mắc khi đang học?
    Hướng dẫn cách học Những câu hỏi thường gặp Email cho giáo vụ
    • Đăng nhập
    • Đăng ký
  • Đăng xuất
  • Brand Talk: Làm Marketing ở Mỹ có gì khác ở Việt Nam?

  • 1. Công việc Marketing ở Mỹ có gì khác ở Việt Nam?
    • 1.1   Công việc Marketing ở Mỹ có gì khác ở Việt Nam?
  • 2. Việc sử dụng các kênh truyền thông như thế nào?
    • 2.1   Việc sử dụng các kênh truyền thông ở Mỹ như thế nào?
  • 3. Chiến lược bao phủ và phân phối có gì khác?
    • 3.1   Ở một thị trường lớn như Mỹ, chiến lược bao phủ và phân phối có gì khác?
  • 4. Mối quan hệ giữa thương hiệu và agency ở Mỹ như thế nào?
    • 4.1   Mối quan hệ giữa thương hiệu và agency, việc "chạy deadline" như thế nào?
  • 5. Việc đo lường các kênh truyền thông, tổng quan thị trường được thực hiện như thế nào?
    • 5.1   Việc đo lường các kênh truyền thông, tổng quan thị trường được thực hiện như thế nào?
  • 6. Văn hóa công sở ở Việt Nam và Mỹ có gì khác nhau không?
    • 6.1   Văn hóa công sở ở Việt Nam và Mỹ có gì khác nhau không?
  • 7. Văn hóa, phong cách làm việc của 2 nước có gì khác nhau?
    • 7.1   Văn hóa, phong cách làm việc của 2 nước có gì khác nhau?


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...

Kết thúc   Buổi 5 - Việc đo lường các kênh truyền thông, tổng quan thị trường được thực hiện như thế nào?

Việc đo lường các kênh truyền thông, tổng quan thị trường được thực hiện như thế nào?


Bạn vui lòng đăng ký mua để có thể xem nội dung hoàn chỉnh.

Thảo luận
Ngô Đức 29/02/2020

Chào chị Thùy Anh,

Em có câu hỏi là vậy có kênh nào hoặc dựa vào đâu để mình có được số liệu báo cáo trong một ngành nghề hay lĩnh vực nào đó ạ? Em thấy trong video chị có nói là mua của bên nào đó. Vậy làm sao để mình có thể xác thực được số liệu mua đó là đúng hay phù hợp ạ?

Thái Thùy Anh 12/04/2020

Hi em

Ở Mỹ cũng giống ở VN ở điểm là nếu em làm mấy công ty lớn có nhiều tiền thì sẽ mua data chuyên sâu từ các công ty Nghiên cứu thị trường (NCTT) lớn như Nielsen hay Kantar. Không thì cũng kiếm trên google. Thiệt ra trên google có rất nhiều các bài nghiên cứu thị trường miễn phí, về nhiều chủ đề, kể cả những thứ như độ lớn ngành hàng, dự báo tăng trưởng, thị trường cạnh tranh... Nếu tìm hỉểu thông tin về các ngành ở VN thì em có thể có 1 số sources khác ngoài Google. Ví dụ trên trang web của Nielsen hay Kantar, hàng năm họ hay xuất bản các báo cáo ngành miễn phí. Hoặc xem báo cáo từ các công ty trên thị trường chứng khoán như Masan, Kinh Đô. Trong báo cáo thường niên của họ thường có nhiều thông tin public về ngành hàng. Hoặc Euromonitor thỉnh thoảng cũng có các báo cáo free

Khi mình quyết định một số liệu NCTT nào đó, để xác định số liệu có phù hợp hay không, mình cần coi methodology (phương pháp thực hiện) của NCTT đó (họ nghiên cứu trên những nhóm đối tượng nào, cách thực họ thu thập, phân tích data, làm ở những khu vực địa lý nào...) để xem có phù hợp với nhu cầu của business hay không. Ngoài ra thì cũng cần xem kinh nghiệm của agency đó có đáng tin cậy không...

Vài thông tin hi vọng giúp ích cho em

Thuỳ Anh

Ngô Đức 12/04/2020

Em cảm ơn chị, chúc chị nhiều sức khỏe công tác tốt

Nguyễn Thị Cẩm Tuyên 17/04/2020

Chị ơi, có một thắc mắc là chạy quảng cáo trên kênh Digital thì làm sao mình qua được khâu kiểm duyệt là chiến dịch của mình có target đến nhóm người dưới 21 tuổi đối với sản phẩm thuốc lá truyền thống ạ?

Thái Thùy Anh 18/04/2020

Hi em

Ở Mỹ thuốc lá truyền thống không được phép quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số (digital platforms). Cho sản phẩm nicotine pouch như VELO thì được phép quảng cáo trên digital nhưng phải bảo đảm là nhắm đến nhóm đối tượng trên 21 tuổi. Có 2 loại quảng cáo trên digital. 1 là mình mua banners/spaces trên một trang web nhất định (như ở VN mình mua banner trên vnexpress hay tuoitre.vn...). Mình phải bảo đảm là độc giả của trang web đó trên 85% là trên 21 tuổi. Số liệu này trang web cung cấp. Nếu bị hỏi mình sẽ đưa bằng chứng này ra để chứng minh mình chỉ nhắm đến nhóm 21 tuổi. Cách thứ 2 là programatic buying. Tức là khi mình đặt mua, mình không đặt mua trên một trang cụ thể nào mà mình đặt mua theo tiêu chí mình đặt ra. Khi có người phù hợp với tiêu chí thì quảng cáo của mình sẽ tự xuất hiện trên màn hình của người đó. Mình có thể lồng các tiêu chí về tuổi, khu vực địa lý, hoạt động trên mạng... vào. Khi đặt mua media agency phải lưu lại tất cả các tiêu chí này lại. Nếu bị audit, kiểm tra thì mình sẽ có đầy đủ bằng chứng đưa ra là mình mua media theo đúng quy định. Ngoài ra trên social media như FB thì mình có thể chọn tiêu chí là nội dung của mình chỉ xuất hiện cho người trên 21 tuổi. Cho những trang như Instagram thì mình sẽ cài age-gate ở đầu, người đọc phải xác nhận họ trên 21 tuổi thì mới xem được nội dung của mình...

Ở các công ty thuốc lá đều có một bộ phận gọi là luật sư nội bộ, kiểm tra rất gắt gao tất cả các hoạt động marketing để đảm bảo công ty thực hiện mọi hoạt động theo đúng pháp luật. Trước khi các chiến dịch truyền thông được đưa ra ngoài cho consumers xem đều phải được sự kiểm tra và đồng ý cuối cùng của luật sư. 

Trên đây là một vài thông tin về cách làm marketing có trách nhiệm ở một công ty thuốc lá. Hi vọng giúp em có đươc một cái nhìn tổng quát :-)

Thuỳ Anh

 

 

Nguyễn Đình Khoa 02/12/2020

Chào chị, em có thắc mắc là việc đo lường quảng cáo thông qua 1 số kênh như OOH hay Radio thường mang tính chất cảm tính. Vậy dựa vào đâu mà các công ty, thương hiệu có thể tin tưởng để bỏ 1 số tiền lớn để mua quảng cáo nếu nó không có tính chất đo lường hoặc đáng tin cậy ạ ?
Em cảm ơn chị và chúc chị sức khoẻ <3

Vũ Ngọc Mai 22/05/2021

Em chào chị Thùy Anh ạ,

Em có một câu hỏi nhỏ rất mong được chị giải đáp ạ: Những channels như OOH hay Radio, Podcast đều không thể track được cũng như không tính được conversion rates, vậy thì mục tiêu sử dụng nhưng kênh này sẽ là gì ạ, đơn thuần là làm tăng độ phủ của thương hiệu hay còn lí do nào khác ạ.

Em cảm ơn Chị nhiều ạ! 

Thái Thùy Anh 24/05/2021

Hi em

Thiệt ra thì ngoài digital touch points, những kênh khác đều khó mà đo lường được conversion rate. Tuy nhiên khi xây dưng kế hoạch marketing plan người ta vẫn sử dụng đa dạng các kênh khác nhau vì nhiều lý do, có thể là vì để reach được thật nhiều consumers (billboards, TV, radio) mà cũng có thể là để truyền tải được thông điệp của brand rõ ràng hơn (TV ad, podcast trong chương trình phù hợp... etc..), mà cũng có thể là để gặp được người tiêu dùng đúng tại điểm bán. Chẳng hạn quảng cáo ở cây xăng, người tiêu dùng đổ xăng sau đó thường vào trong cửa hàng tiện lợi để mua thuốc lá luôn, thì việc mình chạy quảng cáo ở cây xăng, dù không thể đo lường conversion rate trực tiếp, nhưng mình cũng biết là mình đã tiếp cận consumers đúng ở điểm bán, gợi cho họ về nhãn hàng của mình ngay tại thời điểm họ mua hàng, thì đó cũng là một điều quan trọng, đúng không em?

Thuỳ Anh

Nguyen Vinh Phat 27/12/2021

Hi chị Thùy Anh,

Nếu OOH, Radio là kênh không thể đo lường được hiệu quả của nó như các kênh digital. Vậy, làm sao mình có thể convince LM mình nên quảng cáo trên kênh này? Khi tất cả mn đều luôn muốn có những kết quả cụ thể.

Vinhphat

Thái Thùy Anh 10/03/2022

Hi em,

Sorry em chị trả lời quá muộn. Email thông báo rơi vào spam mail của chị giờ chị mới thấy. Đúng là quảng cáo trên OOH và Radio không đo lường được kết quả nên mình phải chấp nhận thôi em ạ. Tức là mình chấp nhận mình chỉ có thể dùng common sense để quyết định. Thường thì dùng hai kênh này chủ yếu cho mass awareness. Nên mình đánh giá kiểu location này có đông người hay không, vị trí có đẹp hay không. Radio thì đối tượng hay nghe kênh này là ai, có bn target audience trên kênh. Dựa vào những cái đó để quyết định xem có reach được nhiều không thôi. Tương tự là TV, không đo được kết quả trực tiếp nhưng mọi người vẫn xài nhiều vì mình biết vẫn còn nhiều người xem TV, reach được nhiều. Common sense thôi. Chứ đúng là chỉ có kênh digital mới đo lường hiệu quả trực tiếp được.

Cheers

Thuỳ Anh


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...


Loading...