Nguyên tắc 3C trong thiết kế banner cho web

Nguyên tắc 3C trong thiết kế banner cho web

Bạn có đang tìm kiếm một mẫu banner có thể diễn tả câu chuyện tràn đầy cảm xúc, sau đó kêu gọi hành động của người dùng? Vậy thì bạn sẽ sớm thất vọng đấy.

Thực ra, người dùng không lên mạng để xem banner của bạn. Họ lên mạng để đọc báo, lướt web, giải trí, tán gẫu với bạn bè… Và không giống như quảng cáo trên TV, quảng cáo hiển thị (Display Ads) không gây gián đoạn. Banner hoàn toàn có thể chạy song song trên website khi người dùng đọc báo, chơi game, xem video… Và mục tiêu của banner đó là tạo ra những thông điệp rõ ràng, cô đọng trên mỗi kênh mà ta sử dụng.

Hiểu được vấn đề bản chất này, bạn có thể khéo léo tận dụng Nguyên tắc 3C từ Google để thu hút sự chú ý của người dùng.

1. Compelling (Hấp dẫn)

Trước hết, banner cần thu hút thị giác để nhận được sự chú ý của người dùng. Sau đó, thông điệp marketing mới có cơ hội tỏa sáng. Những yếu tố như: hiệu ứng chuyển động, font chữ, màu sắc thương hiệu, câu từ rõ ràng… sẽ giúp banner của bạn nổi bật hơn.

2. Concise (Súc tích)

Trên digital, banner có rất ít thời gian để tiếp cận người dùng. Rất nhanh sau đó, họ sẽ mất tập trung rồi lướt đi. Vì vậy hãy đảm bảo thông điệp trên banner thật ngắn gọn, súc tích.

3. Clear (Rõ ràng)

Kích thước banner thường không quá lớn, có những banner rất nhỏ và hẹp. Đừng tham lam và “nói” quá nhiều trên banner. Banner của bạn sẽ trông rất lộn xộn và khó đọc. Thay vào đó, hãy truyền tải 1 và chỉ 1 thông điệp về 1 sản phẩm nhất định. Việc rõ ràng này cũng áp dụng cho cả lời kêu gọi hành động luôn.

Cũng giống như bất kỳ chiến dịch Marketing nào, thành công của một chiến dịch Digital Display Ads cũng phụ thuộc rất lớn vào Chất lượng Sáng tạo.

Ví dụ về việc ứng dụng nguyên tắc 3C trong thiết kế banner:

Nguồn: Think with Google

Lời kết

Video sẽ rất thích hợp để kể chuyện, truyền tải những thông điệp phức tạp hoặc mang đậm tính cảm xúc; phù hợp cho nhiều mục tiêu xây dựng thương hiệu nhất định. Trong khi đó banner được sinh ra để dành cho một mục tiêu cụ thể. Và mục tiêu đó là tạo ra những thông điệp rõ ràng, cô đọng trên mỗi nơi mà ta sử dụng.

Các kênh truyền thông ngày nay vô cùng đa dạng, không thể dùng tư duy one-size-fits-all. Đừng cố gắng làm rất nhiều thứ trên một platform digital, hãy kết hợp điểm mạnh của mỗi kênh để vẽ nên một câu chuyện toàn diện.